Khái quát chung về các làng nghề ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 38 - 41)

- Hay gần đây, một số làng nghề được hình thành trên cơ sở sự

2.1.1. Khái quát chung về các làng nghề ở Hà Tĩnh

Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn Hà Tĩnh trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể, góp phần tăng tổng sản phẩm quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa một số khâu trong quá trình sản xuất ở các làng nghề. Các làng nghề ở Hà Tĩnh phát triển khá đa dạng và phong phú về quy mô, chủng loại sản phẩm, hình thức tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Hà Tĩnh có khoảng 44 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền thống, tập trung vào các ngành chính gồm: sản xuất đồ gỗ, hàng kim khí, chế biến lương thực, chế biến thủy hải sản, sản xuất hàng mây tre đan, chiếu cói, nón lá. Đây là các mặt hàng có thị trường tiêu thụ rộng, nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng và phong phú về chủng loại và phẩm cấp sản phẩm từ hàng cao cấp đến sản phẩm gia dụng. Vì vậy các làng nghề truyền thống Hà Tĩnh vẫn thường xuyên được duy trì và phát triển. Một số làng nghề đã đầu tư vốn để đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất và cải tiến mẫu mã sản phẩm nên đã mở rộng được quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngoài tỉnh như: Làng mộc Thái Yên, Kim khí Trung Lương, Chăn nệm Thạch Đồng, Nước mắm Cẩm Nhượng…

Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có các làng nghề mới phát triển nhưng có tốc độ phát triển nhanh như nghề sản xuất vật liệu xây dựng ở Thị xã Hồng Lĩnh, Kỳ Anh, Đức Thọ, làng Cu Đơ Đại Nài…Tổng số làng nghề mới phát triển có 30 làng, tuy nhiên số làng đạt tiêu chí quy định chưa đáng kể.

Bảng 2.1. Các làng nghề ở Hà Tĩnh

TT Làng nghề Ngành nghề Xã, huyện

1 Thái Yên Chế biến gỗ Thái Yên, Đức Thọ

2 Trường Sơn Đóng thuyền Trường Sơn, Đức Thọ

3 Ngọc Lâm Mây tre đan Đức Lâm, Đức Thọ

4 Đức Tân Đan dè cót Trường Sơn, Đức Thọ

5 Vĩnh Thành Chế biến gỗ Đức Đồng, Đức Thọ

6 Mai Hồ Chế biến lương thực Thị trấn Đức Thọ 7 Cầu Khống Chế biến lương thực Đức Yên, Đức Thọ

8 Minh Thịnh Mây tre đan Sơn Thịnh, Hương Sơn

9 Thịnh Văn Gốm sứ Sơn Thịnh, Hương Sơn

10 Thượng Long Chế biến gỗ Sơn Long, Hương Sơn

11 Cẩm Trang Gạch lát Đức Giang, Vũ Quang

12 Hợp Phát Mây tre đan Đức Giang, Vũ Quang

13 Hương Đại Mây tre đan Hương Đại, Vũ Quang

14 Hương Bình Mây tre đan Hương Bình, Hương Khê

15 Bình Sơn Chế biến gỗ Thị trấn Hương Khê

16 Gia Phố Chế biến lương thực Gia Phố, Hương Khê

17 Nam Sơn Chiếu cói Thị trấn Nghèn, Can Lộc

18 Khánh Lộc Mây tre đan Khánh Lộc, Can Lộc

19 Yên Lộc Chế biến gỗ Yên Lộc, Can Lộc

20 Trung Lương Rèn đúc Trung Lương, TX Hồng Lĩnh

21 Thuận Lộc Gạch ngói Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh

22 Cộng Khánh Khai thác đá XD Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh

23 Hồng Lam Chiếu cói Xuân Giang, Nghi Xuân

24 Xuân Hội Chế biến hải sản Xuân Hội, Nghi Xuân 25 Xuân Phổ Chế biến hải sản Xuân Phổ, Nghi Xuân

26 Xuân Hội Thêu ren Xuân Hội, Nghi Xuân

27 Thạch Đồng Chăn nệm Thạch Đồng, Thạch Hà

28 Nam Giang Mây tre đan Thạch Long, Thạch Hà

29 Nam Bắc Hà Mây tre đan Thạch Sơn, Thạch Hà 30 Thạch Thanh Mây tre đan Thạch Thanh, Thạch Hà 31 Việt Xuyên Chế biến lương thực Việt Xuyên, Thạch Hà

32 Thạch Mỹ Chổi đót Thạch Mỹ, Lộc Hà

33 Thạch Kim Chế biến hải sản Thạch Kim, Lộc Hà 34 Thạch Hải Chế biến hải sản Thạch Hải, Thạch Hà 35 Thạch Đỉnh Khai thác đá XD Thạch Đỉnh, Thạch Hà

36 Ba Giang Sản xuất nón Phù Việt, Thạch Hà

38 Cẩm Lạc Mây tre đan Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên 39 Thạch Trung Mây tre, thêu ren Thạch Trung, TP Hà Tĩnh

40 Cầu Phủ Bánh kẹo Đại Nài, TP Hà Tĩnh

41 Tam Hải Chế biến hải sản Kỳ Ninh, Kỳ Anh

42 Vĩnh Lợi Mây tre đan Kỳ Ninh, Kỳ Anh

43 Kỳ Tân Khai thác cát, sỏi Kỳ Tân, Kỳ Anh

44 Phố Châu Đa nghề TT Phố Châu, Hương Sơn

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w