Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tốtụng hình sự với quyền vớ

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 32 - 35)

4. Kết cấu của khoá luận

1.3. Mối quan hệ giữa quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tốtụng hình sự

1.3.3. Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tốtụng hình sự với quyền vớ

quyền với một số quyền trong nhóm quy phạm về an ninh thân thể, danh dự, nhân phẩm

Luật quốc tế bảo vệ những người bị bắt giữ vì cho rằng khi bị cáo bị buộc tội danh hình sự thì bị cáo sẽ phải đối mặt với cả một guồng máy nhà nước, nơi mà ở đó nhân phẩm, thân thể, tính mạng của bị can, bị cáo… có thể bị đe dọa bởi sự lạm dụng quyền hạn của nhân viên công lý trong khi thực thi pháp luật. Do đó, “xét xử cơng bằng” có nghĩa là cho đương sự được bình đẳng về vũ khí (phương tiện) và cơ hội trong phiên xử. Các bên liên quan đến vụ án phải được đối xử ngang nhau khi tham dự phiên tồ, nghĩa là phải được thơng tin giống nhau, được trình bày và biện hộ trong những điều kiện như nhau. Muốn đảm bảo cho việc xét xử được công bằng thì quyền của bị cáo phải được bảo vệ nghiêm túc từ khi bị bắt cho đến khi có bản án chung thẩm (hoặc giám đốc thẩm).

Tự do là một khái niệm bao gồm nhiều khía cạnh như tự do về thân thể, tự do đi lại, tự do ngôn luận và biểu đạt, tự do hội họp… Quyền tự do đầu tiên được quy định tại Điều 3 UDHR “ai cũng có quyền sống, quyền tự do và an tồn thân

thể”, quy định này sau đó được cụ thể hóa tại nhiều điều luật của ICCPR, Điều 13

“ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia” và Điều 19 “Ai

cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền khơng bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.

Theo các quy định nêu trên thì một người có đầy đủ các quyền tự do để làm những việc mà pháp luật khơng cấm. Tuy nhiên, khi họ bị tun phạt hình phạt tù, dù là tù có thời hạn hay khơng có thời hạn, họ sẽ bị hạn chế các quyền tự do nói trên.

Hình phạt tù là kết quả của một quá trình xét xử gắn liền với hành vi phạm tội đã được thực hiện. Quá trình xét xử đó cũng bao gồm các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử được thực hiện bởi các cán bộ tư pháp. Trong q trình xét xử đó, dù chỉ có một vi phạm đối với một trong các quyền được xét xử công bằng như đã phân

33

tích trên, cũng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của vụ án. Ví dụ, một người bị tun phạt hình phạt tù có thời hạn, nhưng người đó khơng được có mặt tại phiên xét xử mà khơng có lý do chính đáng, và cũng khơng được giao bản án hay niêm yết bản án tại nơi họ cư trú, bởi vậy họ đã không biết được kết quả của việc xét xử và đã không thực được quyền kháng cáo. Thực tế thì người này khơng phạm tội như kết quả giải quyết của Tòa án và có chứng cứ chứng minh sự ngoại phạm của mình trong thời gian tội phạm xảy ra. Rõ ràng trường hợp này đã vi phạm quyền được xét xử cơng bằng của người đó, và hậu quả là đã tước đoạt các quyền tự do của họ một cách trái pháp luật.

Do vậy, có thể thấy rằng việc tố tụng hình sự sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đối với các quyền của con người, trong đó có các quyền tự do. Q trình tố tụng hình sự đó có cơng bằng, khách quan thì kết quả đó mới chính xác, ngược lại nếu q trình xét xử đó khơng cơng bằng, khơng khách quan sẽ dẫn đến kết quả đó khơng đúng. Và như vậy, hình phạt được đưa ra là khơng thỏa đáng, khơng phù hợp và mặc nhiên đã trực tiếp tước bỏ quyền tự do của con người.

Ngoài việc để lại hậu quả đối với quyền sống và các quyền tự do, việc vi phạm quyền được xét xử công khai, minh bạch còn để lại hậu quả nghiêm trọng trong việc thụ hưởng một số quyền con người khác như: quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được bảo vệ không bị tra tấn, quyền được bảo vệ không bị bắt, giam giữ tùy tiện, quyền được bảo vệ đời tư, quyền kết hôn, quyền tham gia vào đời sống chính trị.

34

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Từ những quy định về quyền được xét xử công bằng trong hệ thống pháp luật nhân quyền quốc tế, có thể thấy cơng khai, minh bạch là một trong những đòi hỏi thiết yếu, là cơ sở của quyền được xét xử công bằng.

Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự là tổng thể những nhóm quyền cụ thể như (được bảo đảm quyền bào chữa, được xét xử nhanh chóng, cơng khai bởi Tịa án độc lập không thiên vị …) được chủ yếu là luật tố tụng hình sự thừa nhận hay quy định cho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự với những địa vị pháp lý khác nhau. Nó cũng mang những đặc điểm chung của quyền con người: tính phổ biến thể hiện khi một người nào đó bị khởi tố đều có quyền được xét xử cơng bằng mà khơng có sự phân biệt đói xử vì bất kỳ lý do nào; tính khơng thể tước bỏ của nguyên tắc tranh tụng bằng miệng và công khai tại phiên tồ; tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của quyền được xét xử công khai, minh bạch và các quyền cơ bản khác của con người .

Vì vậy, khi nghiên cứu quyền các vấn đề lý luận quyền được xét xử cơng khai, minh bạch trong tố tụng hình sự, em tập trung phân tích: Đối tượng quyền được xét xử công khai, minh bạch; khái niệm về quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự; Quyền được xét xử công khai, minh bạch theo các tiêu chí Quốc tế về quyền con người từ đó đưa ra các nội dung căn bản của quyền được xét xử cơng khai, minh bạch; Các tiêu chí pháp luật Quốc tế về quyền được xét xử công khai, minh bạch được nội luật hóa trong tố tụng hình sự Việt Nam; Kiểm soát việc thực thi quyền được xét xử công khai, minh bạch; Thực thi việc bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch.

35

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢM ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)