4. Kết cấu của khoá luận
3.2. Tuân thủ nghiêm ngặt các quyđịnh của Pháp luật TTHS
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch được tiến hành dưới bốn hình thức là tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng. Tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch là sự tự kiềm chế của các chủ thể quan hệ pháp luật TTHS để không vi phạm các quy định của pháp luật TTHS. Chấp hành các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch là sự thực hiện nghĩa vụ pháp luật bằng những hành vi tích cực của các chủ thể trong quan hệ pháp luật TTHS, yêu cầu nhà nước không những phải thực hiện các nghĩa vụ pháp luật mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ ấy một cách đầy đủ, nghiêm ngặt và thống nhất. Sử dụng các quy định của pháp luật TTHS về quyền được xét xử công khai, minh bạch trong TTHS là sự thực hiện các quyền pháp định
68
của các chủ thể quan hệ pháp luật TTHS, yêu cầu nhà nước ở đây là các chủ thể pháp luật TTHS phải thực hiện các quyền pháp định một cách đúng đắn, có nghĩa là thực hiện các quyền pháp định trong phạm vi cho phép của pháp luật. Áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền con người trong TTHS là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân được nhà nước trao quyền nhằm vận dụng các quy định của pháp luật TTHS ấy cho từng cá nhân, tổ chức cụ thể trong từng trường hợp cụ thể. Cả bốn hình thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch trong TTHS nêu trên đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ nhận thức, ý thức pháp luật của các CQTHTT, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia TTHS. Do đó, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp pháp lý nhằm nâng cao ý thức pháp luật của họ như tăng cương tuyên truyền, phổ biến, giải thích và giáo dục pháp luật; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; xử lý kịp thời nghiêm minh, nhanh chóng mọi vi phạm pháp luật.
Quyền được xét xử công khai, minh bạch được quy định cụ thể ở quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được khẳng định Hiến pháp 2013, thể hiện bản chất đân chủ nhân đạo – tiến bộ của Đảng, Nhà nước cần được quán triệt để điều chỉnh và bảo vệ bằng các quy phạm của pháp luật hình sự, làm cơ sở để Tịa án giải quyết các vụ án, do đó việc hoàn thiện pháp luật phải: Thể hiện sâu sắc quan điểm, đường lối và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tội phạm với phương châm giáo dục phòng ngừa là chính, kết hợp răn đe, giữ nghiêm kỷ cương, cải hóa con người, đề cao bản chất ưu việt và tính nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh của cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức đồn thể xã hội và mọi cơng dân trong cuộc đấu tranh chống tội phạm.
Do đó, “để nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế và để cho thế giới thấy rằng “sự thừa nhận” này khơng phải là hình thức – chỉ nằm trên giấy tờ, mà là có thật – được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và được thực thi trong cuộc sống, thì hệ thống pháp luật Việt nam (trong đó có pháp luật hình sự) cần được hồn thiện cho phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung
69
của pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xét xử án hình sự cần phải tính đến các yếu tố, đặc điểm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống pháp lý của dân tộc ta. Có như vậy, phát luật mới có tính khả thi và tồn tại được trong điều kiện Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức tốt việc thực hiện các quy định pháp luật TTHS hiện hành về bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch trong TTHS vào cuộc sống, đây cũng là cơng việc đầy khó khăn, phức tạp cần sự tham gia, giúp đỡ của cả xã hội.