4. Kết cấu của khoá luận
3.1. Nâng cao hiệu quả bảo vệ được xét xử công khai, minh bạch trong tốtụng hình
Tư tưởng về pháp chế đã được thể hiện trong văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, khi đề ra nhiệm vụ và phương hướng tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được nâng lên thành một quan điểm cơ bản của việc hồn thiện nhà nước và pháp luật, đó là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. Có thể coi pháp chế là một trong những phương diện quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật. Nội dung của khái niệm pháp chế rất rộng, phong phú và đều thống nhất về nội hàm cơ bản, đó là sự tn thủ một cách triệt để, chính xác, nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và mọi cơng dân. Mục đích của pháp chế là tạo được một trật tự pháp luật, trật tự pháp luật là hệ quả của pháp chế. Sự hoàn hảo của nền pháp chế và bản chất của nó
67
phụ thuộc vào bản chất của Nhà nước, vào sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Như vậy, việc hình thành và phát triển pháp luật gắn chặt với pháp chế, trong mối quan hệ không tách rời pháp chế. Trong mối quan hệ này pháp luật là điều cần thiết, là tiền đề tất yếu với pháp chế.
Liên quan mật thiết với tăng cường pháp chế nói chung và hiệu quả bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch trong TTHS của nhà nước ta nói riêng trong thời kỳ đổi mới hiện nay là nhiệm vụ xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đồng thời pháp chế xã hội chủ nghĩa tiếp tục được thừa nhận trong đạo luật cơ bản của nước ta, có ý nghĩa quan trọng như điều kiện tiên quyết trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Vấn đề cơ bản nhất trong nguyên tắc và phương thức hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN đó là nhà nước được tổ chức trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Bản chất nhà nước là người chấp hành, tuân thủ theo pháp luật. Với đặc điểm đó cho thấy, pháp chế ln tồn tại song song cùng nhà nước pháp quyền. Như vậy, không thể xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, khơng thể tách rời pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong hoạt động bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch, dân chủ là một tất yếu khách quan.