Bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 71 - 74)

4. Kết cấu của khoá luận

3.4. Bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Thứ nhất, về thẩm quyền xét xử của Tòa án: Hoạt động của Tịa án có liên quan trực tiếp đến quyền được xét xử công khai, minh bạch. Cho dù chất lượng của luật có tốt đến đâu nhưng hoạt động xét xử kém hiệu quả đều ảnh hưởng đến quyền được xét xử công khai, minh bạch. Do đó, cải cách hoạt động xét xử của Tịa án một cách khoa học, hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi bảo đảm quyền con người khi tham gia tố tụng.

Ngồi các tịa hình sự, dân sự, kinh tế, hình chính, lao động cần thêm các tịa chun trách khác nhằm chun mơn hóa, nâng cao chất lượng xét xử, cũng là bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của bị cáo và các quyền đương sự.

Với phong tục tập quán, truyền thống, đạo đức của dân tộc hiện nay, tâm lý mặc cảm về việc phải “ra hầu tòa” vẫn tồn tại trong nhân dân. Hơn nữa, tính chất phức tạp của các vụ án khơng giống nhau, có vụ đơn giản, rõ ràng nhưng theo quy định hiện hành thì cũng phải tiến hành, thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự thủ tục chung kéo dài thời gian giải quyết vụ án, vừa hạn chế quyền tụ do, dân chủ của công dân. Do đó cần nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng. Việc giải quyết theo trình tự rút gọn có thể khơng cần triệu tập bị cáo và số đối tượng tham gia tố tụng đến phiên tòa, trừ trường hợp Tòa án thấy cần thiết. Để khắc phục những sai lầm có thể xảy ra, đảm bảo quyền, lợi ích của bị cáo, đối với các vụ án này vẫn áp dụng trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và quyền được bào chữa của bị cáo.

Để đảm bảo quyền được xét xử cơng khai, minh bạch thì điều quan trọng là tạo môi trường, điều kiện thuận tiện, công khai, minh bạch cho các bên tham gia quá trình xét xử. Nghiên cứu các chế định pháp luật về hoạt động truy tố và xét xử các vụ án hình sự trong các điều kiện của một xã hội dân chủ, ta thấy rằng bản chất dân chủ và nhân đạo của các chế định này không phải ở thủ tục, truy tố, buộc tội, tức là hướng tới việc buộc tội bị can, bị cáo vào một tội danh nào đó mà là ở chỗ tạo ra một thủ tục để làm sáng tỏ các khía cạnh của vụ án để làm rõ tính chất của các hành vi, xác định phạm tội hay không phạm tội.

72

Do đó, việc tổ chức xét xử phải được tiến hành như một diễn đàn tranh tụng công khai giữa một bên là người giữ quyền công tố và bên kia là bị cáo và người bào chữa hoặc đại diện của họ, và ở đó HĐXX là trung tâm, độc lập phán quyết. Muốn vậy, thì chế độ duyệt án hay quan niệm “ án tại hồ sơ” không thể tiếp tục tồn tại như hiện nay mà thay vào đó là tất cả các tình tiết của vụ án chỉ được làm sáng tỏ tại phiên tòa. Phải khắc phục ngay được việc HĐXX nghiêng về phía người giữ quyền cơng tố buộc tội bị cáo. Tịa án có nghĩa vụ phải tọa ra và duy trì cho được quá trình tranh tụng cơng khai, bình đẳng, dân chủ tại phiên tịa để các bên có điều kiện thuận lợi đưa ra các chứng cứ, biện hộ cho quan điểm của mình.

Phải bỏ loại được tình trạng kết tội oan, kết tội nhầm người vơ tội. Để thực hiện được được điều đó, HĐXX phải ln ln thực sự là người “cầm cân nảy mực” phải nêu cao ý thức trách nhiệm của mình. Có như vậy tính khách quan của phiên tịa cũng như quyền, lợi ích được xét xử cơng khai, minh bạch của công dân mới được đảm bảo.

Thứ hai, về quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng: Phải khẳng định rằng, một hệ thống pháp luật dân chủ tiến bộ phải là hệ thống pháp luật vì con người, bảo đảm an tồn cho con người trong đó có cả những người có lầm lỗi. Điều này cũng đúng với bản chất của Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Ngày nay, các quốc gia không ngừng phấn đấu trên mọi lĩnh vực mà quan trọng hơn cả là lập pháp, hành pháp và tư pháp để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người.

Ở Việt Nam, quyền được xét xử công khai, minh bạch đã được Hiến pháp khẳng định và cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật. Trong đó luật Hình sự, luật Tố tụng Hình sự có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch, quyền lợi ích của người phạm tội như đã phận tích, đánh giá qua phần trên. Tuy nhiên, việc hồn thiện pháp luật vẫn là thường xuyên nhằm mục đích bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người.

Một bảo đảm vô cùng quan trọng cần được khẳng định trong Hiến pháp là: mọi cơng dân có quyền được khởi kiện u cầu Tịa án có thẩm quyền bảo vệ quyền cơ bản của mình khi bị xâm hại trái pháp luật. Xét xử là khâu trọng tâm của quá trình tố tụng, ở đây mọi tình tiết của vụ án phải được làm sáng tỏ và khẳng định. Để

73

việc bào chữa cho bị cáo có hiệu quả thì rõ ràng rằng, khơng phải người bào chữa chỉ tham gia bào chữa tại phiên tòa là đủ mà họ cần được cho phép tham gia vào quá trình tố tụng bằng pháp luật từ khi khởi tố vụ án đối với các trường hợp người bị tình nghi bị bắt giữ, trừ trường hợp cần giữ bí mật đối với tội xâm hại an ninh quốc gia. Việc người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng sớm là bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền, lợi ích của người tham gia tố tụng.

Để đảm bảo quyền được xét xử công khai, minh bạch thông qua hoạt động người bào chữa thì cần có quy đinh để người bào chữa thực hiện việc kiến nghị của mình. Vì thực tế, có những trường hợp việc tham gia bào chữa của người bào chữa không được tạo điều kiện đúng mực, do đó việc tham gia tranh tụng của họ cịn có những hạn chế, khơng đạt hiệu quả như mong muốn. Người bào chữa cần được tham gia vào q trình tố tụng có tính bình đẳng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Thứ ba, về quyền, nghĩa vụ của các cơ quan người tiến hành tố tụng: Quyền được xét xử công khai, minh bạch chỉ có thể được đảm bảo khi người tiến hành tố tụng thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của họ tức là không được lộng quyền, lạm quyền, không được thờ ơ bỏ qua trách nhiệm của mình. Quyền của người tiến hành tố tụng đã được cụ thể hóa trong pháp luật Hình sự. Tuy nhiên, để đảm bảo cho họ thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình cần có một số quy định chi tiết hơn. Chẳng hạn như:

Để người bào chữa tham gia bình đẳng trong quá trình tố tụng cần những quy định để họ thực hiện việc kiến nghị của mình. Theo đó, nên quy định cụ thể nghĩa vụ của người tiến hành phải bảo đảm cho người bào chữa thực hiện nhiệm vụ của họ. Một khi, người bào chữa không được tạo điều kiện thuận lơi từ nguyên nhân chủ quan của người tiến hành tố tụng thì người đó có quyền được kiến nghị giải quyết. Và coi đây là vi phạm luật hình thức bởi việc tiến hành thủ tục tố tụng không bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án. Tương tự như vậy, việc ép cung cũng là điều cấm của pháp luật. Song trong thực tế, điều đó vẫn diễn ra. Theo quy định thì, sau khi nghe bị cáo trình bày ý kiến của mình HĐXX chỉ hỏi thêm những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Nhưng trong quá trình xét xử, các câu hỏi mạng tính buộc tội hoặc giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của tội phạm vẫn được

74

đặt ra từ phía HĐXX. Việc đưa ra những câu hỏi hướng về kết quả của vụ án đã duyệt hay án tại hồ sơ không loại trừ khả năng ép cung.

Để hạn chế và loại bỏ trường hợp ép cung, cần tăng cường các biện pháp trách nhiệm khác, ngoài biện pháp nhiệm vụ hình sự vốn đã được áp dụng rất ít trong thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo cho Tòa án xét xử độc lập cần xây dựng cơ chế chống can thiệp từ bên ngồi, từ phía người khơng có trách nhiệm giải quyết vụ án mà đặc biệt là nội bộ các cơ quan này. Ở đây hồn tồn khơng thể đồng nhất việc “can thiệp” với việc họp bàn giải quyết vụ án. Để thực hiện vấn đề này, cần bổ sung các tiêu chuẩn về Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; tăng cường các biện pháp đãi ngộ đối với người tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)