Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong pháp luật tốtụng hình sự từ

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 36 - 40)

4. Kết cấu của khoá luận

2.1. Pháp luật Việt Nam về bảm đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong

2.1.2. Quyền được xét xử công khai, minh bạch trong pháp luật tốtụng hình sự từ

37

Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp thứ ba của nước ta đã có những quy định hệ thống, cụ thể và tương đối hoàn chỉnh về bảo đảm quyền được xét xử công bằng liên quan đến hoạt động xét xử vụ án hình sự. Ngồi việc quy định các quyền cơ bản của cơng dân như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản, quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, quyền khiếu nại tố cáo… Hiến pháp còn quy định các bảo đảm cũng như trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện các quyền đó của cơng dân. Ví dụ: Khi quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể, Hiến pháp quy định khơng ai có thể bị bắt nếu khơng có quyết định của Tịa án hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật, nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình … (Điều 69 Hiến pháp 1980).

Hiến pháp năm 1992 kế thừa và phát huy tinh thần về bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch của các hiến pháp trước. Điều 52 tiếp tục khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” Điều 131 Hiến pháp quy định: “Tồ

án nhân dân xét xử cơng khai, trừ trường hợp do luật định. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.” Điều 22 của Hiến pháp còn tiến một bước quy định

về quyền bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp, điều mà các bản hiến pháp trước đó chưa có: “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải

thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.”

Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 28 - 6 - 1988 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 - 01 -1989 bằng việc ban hành bộ luật này lần đầu tiên pháp luật tố tụng hình sự được pháp điển hóa hệ thống trong một văn bản thống nhất. Cùng với các chế định khác, việc bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch của con người trong Tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 tương đối đầy đủ, toàn diện và hệ thống. Trong BLTTHS năm 1988, xét xử công khai đã trở thành một nguyên tắc riêng biệt, theo Điều 19 quy định:

“Việc xét xử của Tòa án được tiến hành cơng khai, mọi người đều có

38

Trong trường hợp đặc biệt, cần giữ gìn bí mật Nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội thì Tịa án xét xử kín, nhưng phải tun án cơng khai”.

Bên cạnh đó, một phần giới hạn đối với quyền được xét xử công khai đã được đề cập đến trong Điều 172 BLTTHS năm 1988 – Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tịa (đó là hịa bình và trật tự trong phịng xử án, bình đẳng, xét xử cơng bằng mà khơng chịu ảnh hưởng từ phía cơng chúng).

“Những người vi phạm trật tự phiên tòa tùy trường hợp, có thể bị chủ tọa phiên tịa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.

Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên tịa và thi hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rồi trật tự tại phiên tịa”

Trong q trình áp dụng, BL TTHS năm 1988 đã bộc lộ một vài điểm yếu, do đó, BLTTHS năm 2003 ra đời thay thế cho bộ luật cũ. BLTTHS 2003 được ban hành trên cơ sở kế thừa tinh thần lập pháp tố tụng hình sự của nhà nước ta và yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh kinh tế xã hội mới cũng như đòi hỏi của việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong xã hội và trong hoạt động TTHS.

Quyền được xét xử cơng khai, minh bạch trong BLTTHS 2003 có một vài thay đổi so với BLTTHS 1988, cụ thể Điều 18:

“Việc xét xử của Tòa án được tiến hành cơng khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tịa án xét xử kín, nhưng phải tun án công khai.”

Những vụ án liên quan đến thuần phong mĩ tục của dân tộc, đạo đức xã hội thường là những vụ án liên quan đến tội phạm về tình dục. Ví dụ trường hợp đối với các vụ án hiếp dâm, người bị hại phải kể tỉ mỉ các tình tiết của vụ án, người giám định cũng cần phải đưa ra kết luận về người bị hại, người làm

39

chứng cũng phải trình bày những tình tiết mà họ biết về vụ án. Nếu vụ án được xét xử công khai, với sự tham dự của nhiều người sẽ làm cho người bị hại không dám kể chi tiết về những tình tiết của vụ án xảy ra. Tâm trạng đó có thể cũng xảy ra đối với bị cáo, người làm chứng… và như vậy việc xác định sự thật của vụ án sẽ gặp khó khăn, nên tịa có thể quyết định xử kín, hoặc giả trong một số trường hợp việc xét xử công khai sẽ xâm phạm đến quyền riêng tư của đương sự, hay để giữ bí mật nghề nghiệp, bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật đời tư cá nhân, đương sự có quyền đưa ra đề nghị việc xét xử kín. Thẩm phán xét thấy yêu cầu đó là chính đáng và việc xét xử cơng khai là khơng có lợi cho họ có thể đưa ra quyết định xét xử kín.

Như vậy, có thể thấy Điều 18 trên đã có những sửa đổi, bổ sung so với điều luật tương ứng (Điều 19) trong BLTTHS năm 1988. Thứ nhất, Bộ luật sửa đổi cụm từ “trừ trường hợp do Bộ luật này quy định” ở đoạn 1 là để làm chính xác hơn nội dung của điều luật. Thứ hai, Bộ luật bổ sung một loại trường hợp được tiến hành xét xử kín là “để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng. Thứ ba, Bộ luật sửa đổi cụm từ “giữ gìn đạo đức xã hội” được dùng trước đây thành cụm từ “giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc” để chính xác hơn.

Kế thừa những thành tựu lập hiến của các bản Hiến pháp nước ta trước đây, đồng thời tiếp thu những tư tưởng mới về Nhà nước pháp quyền, Hiến pháp 2013 là cơ sở hiến định cho cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, đặc biệt đối với những đổi mới về quyền con người. Tại Chương II, Hiến pháp 2013 đã xác lập cơ sở cải cách triệt để hơn về hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta, trong đó đã có nói đến quyền suy đốn vơ tội và các quyền hợp pháp của cơng dân trong tố tụng hình sự mà các hiến pháp trước chưa nói rõ ràng và đầy đủ. Tại Điều 31 của Hiến pháp quy định:

1. Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội có hiêu lực pháp luật

40

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, có quyền tự bào chữa, nhờ luật sự hoặc người khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thương thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Tóm lại, so với các văn bản pháp luật tố tụng hình sự trước đây, BLTTHS 1988 đã có một bước phát triển lớn liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, công bằng của công dân. Tuy nhiên, nhiều quy định của bộ luật Tố tụng hình sự 1988 đã tỏ ra bất cập: chưa quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng; Địa vị tố tụng của những người tham gia tố tụng vẫn chưa thực đầy đủ, nhất là quyền tố tụng của công dân; kiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự chưa được quy định một cách đầy đủ rõ ràng; các thủ tục tố tụng chưa thể hiện đầy đủ cơ chế tố tụng và bảo đảm quyền tự do dân chủ của cơng dân quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật … Khác với nguyên tắc này được quy định trong BLTTHS 1988 nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định trọng BLTTHS 2003 cụ thể hơn chính xác hơn. BLTTHS 2003 đã giành một chương riêng để cụ thể hóa nguyên tắc này quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nai, tố cáo trong tố tụng hình sự. Điều này, làm cho nguyên tắc có sức sống hơn, đảm bảo cho nó đi vào cuộc sống thực tế chứ khơng phải chỉ mang tính tun ngơn như Bộ luật TTHS 1988.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)