.Xác định tọa độ của một điểm theo bản đồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa xây dựng 1 - PGS.TS. Phạm Văn Chuyên (Trang 40 - 44)

1. Xác định tọa độ địa lý của một điểm

Độ kinh, độ vĩ được ghi ở bốn góc khung bản đồ. Trên các cạnh khung bản đồ có vẽ những đoạn đen, trắng, biểu thị tròn phút theo kinh tuyến, vĩ tuyến: “thang chia độ”. Nối các đầu mút

41

của những đoạn này ở các cạnh đối diện lại sẽ được những ô lưới tọa độ địa lý. Qua điểm A cần xác định tọa độ hãy kẻ hai đường thẳng, một đường song song với cạnh ô kinh tuyến, một đường song song với cạnh ô vĩ tuyến. Từ tỷ lệ các đoạn thẳng đo được, sẽ tính ra tọa độ địa lý của điểm A (hình 4.1).

Hình 4.1 Hình 4.2

2. Xác định tọa độ vng góc của một điểm

Qua A kẻ hai đường vng góc đến các cạnh ơ vng của lưới tọa độ vng góc chứa điểm A đó. Dùng compa đo và thước tỷ lệ để xác định chiều dài các đoạn thẳng a, b, c, d (hình 4.2). Tọa độ vng góc của điểm A được tính theo cơng thức:

i 1 i i 1 i A i i 1 x x x x x x a x b (a b) (a b)            (4.1) i 1 i i 1 i A i i 1 y y y y y y c y d (c d) (c d)            (4.2)

4.3. XÁC ĐỊNH ĐỘ CAO CỦA MỘT ĐIỂM THEO ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC TRÊN BẢN ĐỒ. ĐỒ.

Qua A kẻ một đường thẳng ngắn nhất (đường thẳng vng góc đến hai đường đồng mức gần nhất kẹp điểm A). Dùng compa đo và thước tỷ lệ xiên đo các đoạn a, b (hình 4.3) rồi tính độ cao của điểm A là HA theo cơng thức:

i 1 i i 1 i A i i 1 H H H H H H a H b (a b) (a b)            (4.3)

Ghi chú: Khi điểm A nằm kẹp giữa hai đường đồng mức cùng cao độ thì độ cao của A được

lấy gần đúng lớn hơn hay bé hơn độ cao đường đồng mức gần nhất một khoảng 0,5h (gần nửa khoảng cao đều đường đồng mức).

Hình 4.3.

42

4.4. XÁC ĐỊNH ĐỘ DỐC MẶT ĐẤT THEO BẢN ĐỒ.

1/Dùng compa đo khoảng cách giữa hai điểm nằm trên hai đường đồng mức liền nhau, đặt lên trục đứng của đồ thị biểu diễn độ dốc vẽ trên bản đồ, dóng ra đường cong tương ứng, chiếu xuống trục ngang sẽ được góc dốc V (hay độ dốc i) cần tìm (hình 4.4).

Hình 4.4.

2/Tính độ dốc i giữa hai điểm A,B nằm trên hai đường đồng mức liền kề: i = tgV= h/S. ` (4.4)

Trong đó:

i là độ dốc giữa hai điểm. V là góc dốc giữa hai điểm

h là độ chênh cao giữa hai điểm A,B.

h = HB – HA (4.5)

HA là độ cao của điểm A. HB là độ cao của điểm B.

S là khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm A,B. ------------------------------

S = √ (xB - xA)2 + (yB - yA)2 (4.6) xA, yA là tọa độ vng góc phẳng của điểm A. xB, yB là tọa độ vng góc phẳng của điểm B.

4.5. XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI CỦA MỘT ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC CONG THEO BẢN ĐỒ.

1/. Chia đoạn cong (gần đúng) ra làm nhiều đoạn thẳng con, xác định chiều dài của từng đoạn thẳng con như trên, cuối cùng cộng lại sẽ được chiều dài của đoạn cong phải tìm.

2/. Dùng máy đo đường cong: đặt máy ở một đầu đường cong, đọc số ban đầu trên máy u0. Lăn bánh xe đo men theo đường cong đến tận cùng, đọc số un.

Chiều dài đường cong l được tính theo cơng thức:

l = k(un – u0) (4.7)

Trong đó: k - giá trị một khoảng chia của máy đo đường cong.

Muốn tìm k ta dùng máy đo chiều dài của một đoạn thẳng đã biết (chẳng hạn một cạnh của lưới tọa độ vng góc) một số lần rồi lấy kết quả trung bình.

43

4.6. XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH THEO BẢN ĐỒ 1. Phương pháp hình học 1. Phương pháp hình học

1/. Khi diện tích hình cần xác định là một đa giác: ta chia hình ra làm nhiều tam giác. Đo các yếu tố cần thiết để tính diện tích của từng hình tam giác. Sau đó cộng cả lại.

2/. Khi chu vi hình cần xác định diện tích có dạng cong bất kỳ, có thể dùng “phương pháp đếm ô vng”. Lấy tờ giấy bóng có kẻ ơ vng mỗi cạnh từ 2 đến 4mm phủ lên hình cần đo. Đếm số ơ vuông nguyên ở giữa. Ước lượng tính các ơ dở ở mép hình dồn lại cho thành đủ ô nguyên. Từ tổng số ơ vng sẽ biết được diện tích hình cần đo.

3/. Có thể dùng tờ giấy bóng kẻ những băng rộng như nhau (24mm) phủ lên hình cần đo. Diện tích của hình sẽ bằng tổng diện tích của các băng chữ nhật có chiều rộng là chiều rộng của băng, còn chiều dài đo trực tiếp theo các đường đứt đoạn ở giữa các băng bị giới hạn bởi chu vi hình.

Xác định diện tích bằng phương pháp hình học nhìn chung là nhanh, đơn giản, nhưng độ chính xác đạt được thấp (25%).

2. Phương pháp giải tích

1/ Khi hình là một đa giác có tọa độ các đỉnh đã biết, thì ta tính diện tích theo cơng thức sau:

F = (½)xi(yi+1 – yi-1) = (½)yi(xi-1 – xi+1) (4.8) Trong đó: i = 1, 2, 3, …, n được ký hiệu tuần tự theo chiều quay của kim đồng hồ. 2/ Độ chính xác đạt được là 0,1% khi đỉnh là đường chuyền kinh vĩ.

3. Phương pháp cơ học: dùng máy đo diện tích

Phương pháp này được áp dụng khi chu vi hình có dạng bất kỳ.

Nó có ưu điểm là nhanh, đơn giản, thỏa mãn độ chính xác trong xây dựng địi hỏi (0,5%).

4.7. LẬP MẶT CẮT THỰC ĐỊA NHỜ BẢN ĐỒ

Giả sử cần lập mặt cắt địa hình theo một đường cho trước BD ở trên bản đồ (hình 4.7). Đặt tờ giấy bóng kẻ ly lên đường BD. Đánh dấu tất cả các điểm giao nhau giữa đường BD với các đường đồng mức, đồng thời ghi độ cao của chúng vào bên cạnh. Chuyển những điểm giao nhau này từ tờ giấy bóng lên tờ giấy vẽ. Từ những điểm đánh dấu dựng các đường vng góc với BD, trên đó đặt độ cao của các đường đồng mức tương ứng theo tỷ lệ đứng của mặt cắt. Nối đầu mút của các đoạn vng góc này lại bằng một đường cong trơn ta sẽ được mặt cắt địa hình theo BD.

44

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa xây dựng 1 - PGS.TS. Phạm Văn Chuyên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)