Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao?

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 26 - 27)

Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận việc Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm xác định di chúc ngày 27-7-2002 của ông Lưu là di chúc hợp pháp, nhưng khơng đồng tình với việc Tịa án cấp sơ thẩm, Tịa án cấp phúc thẩm quyết định cho bà Xê hưởng toàn bộ di sản của ông Lưu mà không chia cho bà Thẩm được thừa kế 2/3 phần thừa kế theo pháp luật và cho rằng quyết định trên của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định làm thiệt hại đến quyền lợi của bà Thẩm. Từ đó, Tịa dân sự Tịa án nhân dân tối cao quyết định:

Trích đoạn Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:

“1. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 499/2005/DS-PT ngày 13-10-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 59/2005/DSST ngày 29/06/2005 của Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang về vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là bà cao Thị Xê với bị đơn là chị Võ Thị Thu Hương và anh Nguyễn Quốc Chính; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn Thành và bà Nguyễn Thị Thẩm.

2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang giải quyết theo đúng quy định của pháp luật”

Theo tôi, giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý. Giải thích: - Tuy bà Xê có quyền hưởng phần di sản của ơng Lưu để lại, vì “Việc ơng Lưu lập văn bản đề là “Di chúc” ngày 27/7/2002 là thể hiện ý chí của ơng Lưu để lại tài sản cho bà Xê là có căn cứ phù hợp với quy định của pháp luật”. Bà Thẩm tuy không được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng bà là vợ hợp pháp của ơng Lưu và đã già yếu, khơng cịn khả năng lao động. Như vậy, bà Thẩm được hưởng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điểm a Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

- Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

20

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;”

- Và theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;”

→ Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã xác định rõ ràng và chính xác những căn cứ trên và đã đảm bảo được quyền lợi của cả bà Xê và bà Thẩm.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN học kỳ môn LUẬT dân sự điểm mới của bộ luật dân sự 2015 (so với bộ luật dân sự năm 2005) về người đại diện (Trang 26 - 27)