Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (Trang 26 - 29)

4. KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

4.3. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực

Kết hợp những thuộc tính đặc trưng của các yếu tố cấu thành hai mô

hình phát triển nguồn nhân lực (đã nêu trên) thì phát triển nguồn nhân lực

trong một tổ chức có các hoạt động chủ yếu dưới đây.

- Thiết lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

Thiết lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức gồm một số hoạt động cụ thể:

+ Dự báo xu thế phát triển về quy mô (số lượng) và yêu cầu chất lượng của nguồn nhân lực mà tổ chức cần sử dụng trong từng giai đoạn để đáp ứng xu thế phát triển của tổ chức. KẾ HOẠCH HOÁ NGUỒN NHÂN LỰC TUYỂN MỘ VÀ LƯA CHỌN ĐỊNH HƯƠNG (XÃ HỘI HOÁ) HUẤN LUYÊN PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VÀ TẠO QUYỀN LỢI ĐÁNH GIÁ VÀ THẨM ĐỊNH ĐỀ BẠT, THUYÊN CHUYỂN, SA THẢI, … PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

+ Xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho từng chức danh người lao động theo mỗi vị trí việc làm của người lao động, trong đó có các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống, kiến thức và kỹ năng để làm cơ sở cho xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực.

+ Xác định các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, phẩm chất và năng lực của người lao động trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp cho từng chức danh người lao động phù hợp với dự báo về xu thế phát triển của tổ chức.

+ Dự kiến về huy động các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), các điều kiện và các biện pháp để tổ chức đạt tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực.

+ Xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu.

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực gồm một số hoạt động cụ thể:

+ Đào tạo ban đầu tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực để trang bị kiến thức cơ bản, các kỹ năng nghề nghiệp và hình thành các thái độ theo chuẩn cho người được đào tạo để họ có đủ điều gia nhập nguồn nhân lực trong các tổ chức.

+ Đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động khi họ đã có một vị trí nhất định trong nguồn nhân lực của tổ chức.

+ Bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động để họ cập nhật được các yêu cầu mới về kiến thức, kỹ năng để họ đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức độ cao hơn.

+ Khuyến khích cho mọi người lao động trong nguồn nhân lực tự bồi dưỡng nhằm đạt chuẩn nghề nghiệp của họ ở mức độ cao hơn theo sự thay đổi với yêu cầu mỗi ngày một cao hơn của chuẩn nghề nghiệp.

- Tuyển chọn, sử dụng nguồn nhân lực

Tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức gồm một số hoạt động cụ thể:

+ Tuyển chọn trên cơ sở các tiêu chí của chuẩn bằng các hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển người lao động vào làm việc trong tổ chức.

+ Tiếp nhận người lao động đã được chọn tuyển; sắp xếp người mới tuyển vào các vị trí việc làm trong tổ chức và giao nhiệm vụ phù hợp với phẩm chất và năng lực.

+ Định hướng (xã hội hoá) cho người mới được tuyển dụng để họ nhanh chóng hồ nhập với các thành viên khác trong tổ chức và nhận biết được chức năng của tổ chức.

+ Trang bị các điều kiện và phương tiện làm việc cho người lao động mới được tuyển dụng để họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đánh giá nguồn nhân lực

Đánh giá nguồn nhân lực bao gồm một số hoạt động cụ thể:

+ Thiết lập các tiêu chí đánh giá tổng thể nguồn nhân lực trong tổ chức về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực; đồng thời thiết lập các tiêu chí đánh giá cá nhân từng người lao động về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.

+ Xác định các phương pháp đánh giá, phân loại người lao động với việc chỉ ra cách thức thu thập và xử lý thông tin để nhận biết thực trạng nguồn nhân lực trong tổ chức; đồng thời tìm rõ nguyên nhân của thực trạng để có căn cứ tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với người lao động.

- Tạo môi trường thuận lợi để nguồn nhân lực phát triển

Tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển gồm một số hoạt động cụ thể:

+ Tạo mơi trường pháp lý có hiệu lực với mọi hoạt động của tổ chức được được cơng khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình; mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng các quy định của luật pháp, chính sách và quy chế hoạt động.

+ Mở rộng và phát triển việc làm để mọi người lao động luôn luôn được tiếp cận với các yêu cầu mới của nghề nghiệp, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, có đủ các điều kiện để họ thăng tiến.

+ Tạo mơi trường văn hố, trong đó mọi thành viên đều hướng tới các giá trị cốt lõi về ứng xử, truyền thống, văn hố đã được hình thành.

+ Thiết lập và thực hiện các chính sách tiền lương, phụ cấp, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, thuyên chuyển vị trí, vinh danh nghề nghiệp và các chế độ khác thể hiện sự quan tâm của tổ chức đối với mọi người lao động.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (Trang 26 - 29)