Kết quả hoạt động cho vay của PGD

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ PHÒNG GIAO DỊCH SÔNG BỒ (Trang 45 - 48)

2 Theo tính chất tiền gử

2.1.4.2. Kết quả hoạt động cho vay của PGD

Cho vay là một hoạt động quan trọng đem lại lợi nhuận đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho Ngân hàng. Ngày nay, Việc mở rộng danh mục đầu tư, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, củng cố các giải phải rủi ro trong tín dụng là điều mà các Ngân hàng đang nổ lực thực hiện. Đối với chi nhánh, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên trong giai đoạn 2019- 2021 cũng tích cực mở rộng quy mô cho vay và đạt được những thành quả sau.

Nhìn một cách tổng quát dư nợ cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng mạnh qua từng năm. Năm 2019 đạt mốc 221.98 tỷ đồng tăng lên 265.54 tỷ đồng vào năm 2020, đặc biệt đạt đến 313.5 tỷ đồng vào 2021. Năm 2020 tăng 43.56 tỷ đồng tương ứng tăng 19,62% so với năm 2019. Năm 2021 tăng 47.96 tỷ đồng tương ứng tăng 18,06% so với năm 2020. Tốc độ tăng tổng dư nợ cho vay của năm 2021 so với năm 2020 có giảm đi so với tốc độ tăng tổng dư nợ của năm 2020 so với năm 2019. Theo tổng cục thống kê Việt Nam, GDP tăng trưởng mạnh vào năm 2020 đạt 6,68% nhưng giảm vào năm 2021 cịn 6,21%. Thêm vào đó, chỉ số lạm phát bình ổn giảm mạnh từ năm 2019 đến năm 2020, từ 1,8% xuống 0,6% nhưng tăng lên vào năm 2021 là 1,3%. Chính vì những biến động bất ổn của mơi trường kinh tế vĩ mô trong những năm qua làm cho hoạt động kinh doanh của dân cư không đều, mở rộng đầu tư gặp nhiều rủi ro, thu nhập không ổn định dẫn đến hoạt đọng cho vay tại Ngân hàng bị hạn chế phần nào.

Bảng 2.2 Tình hình cho vay của PGD Sơng Bồ trong giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

TỔNG

CHO VAY 221.98 100 265.54 100 313.5 100 43.56 19.62 47.96 18.06

1 Theo loại tiền

VNĐ 145.2 65.41 193.71 72.95 247.72 79.02 48.51 33.41 54.01 27.88 2 48.51 33.41 54.01 27.88 Ngoại tệ 76.78 34.59 71.83 27.0 5 65.78 20.9 8 -4.95 -6.45 -6.05 -8.42 2 Ngắn hạn 86.9 39.15 103.07 38.82 137.61 43.89 16.17 18.61 34.54 33.51 Trung dài hạn 135.08 60.8 5 162.47 61.18 175.89 56.11 27.39 20.2 8 13.42 8.26

Nhìn vào cho vay theo phân loại tiền dễ dàng nhận thấy rằng trong giai đoạn 2019 – 2021 khách hàng đến Ngân hàng vay tiền chủ yếu là đồng VND. Luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng (trên 65%) và tăng lên qua các năm, đặc biệt năm 2021 chiếm đến 79,02% trong tổng dư nợ.

Cho vay VND có xu hướng biến động tăng lên từ năm 2019 đến 2021, đỉnh điểm là năm 2021 tăng lên 491 tỷ đồng tương ứng tăng 27,88% so với năm 2020. Trong khi đó cho vay vốn ngoại tệ giảm qua các năm, năm 2021 giảm 55 tỷ đồng tương ứng giảm 8,42% so với 2020. Đồng thời tỷ trọng trong cơ cấu cho vay cũng giảm xuống còn 20,98% vào năm 2021. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng, vì nguồn vốn huy động tại Ngân hàng tập trung chủ yếu vào VND để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dân cư một cách hợp lý, nên Ngân hàng ban hành các chính sách lãi suất cho vay VND thấp hơn cho vay ngoại tệ vì Ngân hàng đang dần hạn chế cho vay đồng ngoại tệ để giảm thiểu rủi ro tỷ giá gây ra bất lợi cho Ngân hàng. Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế đang biến động, các nhà đầu tư cũng không mạo hiểm để tích trữ ngoại tệ nên nhu cầu ngoại tệ của khách hàng giảm.

Qua phân loại tín dụng theo thời gian vay ta thấy: cơ cấu cho vay theo thời gian thay đổi không đều trong giai đoạn 2019 – 2021. Các khoản cho vay trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 56 %) trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2020 giảm xuống 38,82% so với năm 2019 nhưng tăng lên 43,89% vào năm 2021. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn thì ngược lại tăng lên 61,18% và năm 2020 và giảm xuống 56,11% vào năm 2021. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng,vào cuối năm 2020, Ngân hàng áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay ngắn hạn vào năm lĩnh vực ưu tiên và các doanh nghiệp khởi nghiệp với mức lãi suất chỉ còn 6%/ 1 năm. So với mặt bằng lãi suất thị trường chung thì thấp hơn 1%. Chính vì vậy, vào năm 2021 các khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên so với cho vay trung, dài hạn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ PHÒNG GIAO DỊCH SÔNG BỒ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w