LĨNH VỰC NĂNG LỰC – BẢN THÂN VÀ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu 01_Regional_TVET_Teacher_Standard_for_ASEAN_final_2020_from__pdf-VIE (Trang 48 - 50)

PHỤ LỤC 1 : NHIỆM VỤ LIÊN QUAN CỦA NHÀ GIÁO GDNN THEO CHUẨN KHU VỰC

1. LĨNH VỰC NĂNG LỰC – BẢN THÂN VÀ XÃ HỘI

Năng lực mơ tả các lĩnh vực chính

trong cơng việc chuyên môn của nhà giáo GDNN

Nhiệm vụ của nhà giáo GDNN mô tả những việc mà nhà giáo GDNN “

cần phải làm”

Mã số Năng lực Nhiệm vụ của nhà giáo GDNN

P1

Có phẩm chất, tơn trọng văn hóa, giá trị, lịng tin và bảo vệ quyền của cá nhân/nhóm ở quốc gia mình và trong khu vực ASEAN.

• Tơn trọng cá nhân/nhóm, khơng phân biệt chủng tộc, văn hóa, tơn giáo, tuổi tác, giới tính, xu hướng tính dục và trạng thái thể chất hoặc tinh thần.

• Xây dựng văn hóa học đường và văn hóa học tập mà ở đó cơng khai thể hiện và truyền tải rõ ràng các giá trị và tiêu chuẩn xã hội dựa trên truyền thống, tôn giáo và văn hóa.

• Thực hiện đánh giá theo nhu cầu của cá nhân/nhóm.

• Xây dựng văn hóa học tập mà ở đó cơng nhận và chấp nhận quyền của người khác.

P2

Lập được kế hoạch và thực hiện phát triển chuyên môn nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức và thái độ của nhà giáo GDNN, hướng tới học tập suốt đời.

• Xác định và thể hiện nhu cầu phát triển chun mơn.

• Tìm tịi kiến thức và/hoặc thơng tin bổ sung khi gặp phải những tình huống mới.

• Kêu gọi sự hỗ trợ từ đồng nghiệp khi xác định nhu cầu học tập.

• Lưu giữ hồ sơ về quá trình tham gia phát triển chuyên mơn, bao gồm hoạt động chính thức và khơng chính thức.

• Tham gia với tư cách là thành viên tích cực của một tổ chức giảng dạy và/hoặc tổ chức nghề nghiệp.

• Thường xuyên và liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong thế giới công việc.

P3

Vận dụng kỹ năng khởi nghiệp và kỹ năng mềm trong mơi trường học tập.

• Nhận thức được giá trị của việc học đối với cuộc sống hàng ngày và tương lai của người học, khuyến khích thái độ tích cực của người học để họ có thể đạt được thành cơng.

• Cân nhắc và xâu chuỗi các yếu tố xã hội, kinh tế và hệ sinh thái khởi nghiệp để phát huy khả năng tìm được việc làm và tinh thần tự chủ của người học.

Mã số Năng lực Nhiệm vụ của nhà giáo GDNN P4 Nhận diện và áp dụng luật, quy

định của các cơ sở giáo dục (VD: trường học) và hành động theo luật pháp về thanh thiếu niên.

• Phân tích các điều kiện cơ bản phục vụ công việc hàng ngày, thảo luận với đồng nghiệp về điều kiện và khả năng tiếp tục hồn thiện, thể hiện vai trị và hồ sơ công việc của nhà giáo GDNN tại trường nghề.

• Đối xử cơng bằng và bình đẳng với tất cả người học và tôn trọng quyền của mọi người.

• Tơn trọng quyền, sự riêng tư và bảo mật của học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.

• Tìm phương án giải quyết khiếu nại và các vấn đề liên quan đến tịa án hành chính, thảo luận về các tình huống có thể xảy ra.

P5 Cùng đồng nghiệp trong nhóm thực hiện nâng cao chất lượng cung cấp GDNN và phát triển nhà trường.

• Xác định mục tiêu liên quan đến công việc của bản thân, phù hợp với chính sách và quy trình của nhà trường để tối ưu hóa khả năng làm việc nhóm tại cơ sở GDNN.

• Thực hiện quy trình, kế hoạch xây dựng và duy trì sự trao đổi thường xuyên và hợp tác hiệu quả với chuyên gia liên quan từ cộng đồng doanh nghiệp, với người kèm cặp/hướng dẫn nhà giáo GDNN và nhân sự khác.

• Ưu tiên các nhu cầu về định hướng thực tế của đào tạo nghề, về mục tiêu của bản thân, mục tiêu của nhóm, mục tiêu của trường và cân nhắc các mốc thời gian.

• Hỗ trợ nhân viên nhà trường một cách hiệu quả, hỗ trợ triển khai nhiệm vụ và trách nhiệm của nhà giáo GDNN.

• Đóng vai trị là trưởng nhóm và/hoặc thành viên có trách nhiệm.

P6 Đặt mục tiêu giải quyết thách thức và xây dựng một mơi trường an tồn và tạo hứng thú cho người học xuất phát từ sự tơn trọng lẫn nhau.

• Chỉ ra những thách thức và đổi mới liên quan đến chương trình giảng dạy và yêu cầu học tập.

• Nhận diện và xây dựng mơi trường thân thiện với người học.

• Thúc đẩy mơi trường bền vững cho người học theo tầm nhìn của trung tâm GDNN và hỗ trợ phát triển năng lực đổi mới sáng tạo.

• Triển khai kế hoạch và chiến lược nhằm hiện thực hóa những ý tưởng đổi mới trong môi trường học đường và môi trường học tập.

P7 Khuyến khích kỹ năng xanh và tính bền vững trong mơi trường học tập

• Áp dụng các nguyên tắc bền vững như tránh tạo rác thải, khả năng tương thích, hiệu quả, giảm thiểu, phân tách, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải trong môi trường học tập và làm việc.

• Lồng ghép các yếu tố xã hội, kinh tế và sinh thái liên quan đến công việc chuyên môn và giảng dạy trong lĩnh vực sư phạm cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

• Quan tâm đến khả năng hỗ trợ các hoạt động xanh, việc làm xanh và xây dựng hồ sơ nghề xanh.

NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO GDNN KHU VỰC ASEAN 49

Một phần của tài liệu 01_Regional_TVET_Teacher_Standard_for_ASEAN_final_2020_from__pdf-VIE (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)