PHỤ LỤC 1 : NHIỆM VỤ LIÊN QUAN CỦA NHÀ GIÁO GDNN THEO CHUẨN KHU VỰC
2. LĨNH VỰC NĂNG LỰC – NGHIÊN CỨU NGHỀ NGHIỆP, CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO NGHỀ,
NGHỀ, LÝ LUẬN DẠY HỌC NGHỀ NGHIỆP, SƯ PHẠM DẠY NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NGHỀ
Mã số Năng lực Nhiệm vụ của nhà giáo GDNN
V1 Phân tích các yêu cầu về công nghệ và công việc đang thay đổi, đưa ra chiến lược hoặc hình thức học tập trong những mơi trường học tập khác nhau
• Có khả năng nhận diện tình hình phát triển cơng nghệ trong các lĩnh vực được chọn và đánh giá một cách chuyên nghiệp về nhu cầu trình độ, năng lực ở chuyên ngành tham gia giảng dạy liên quan các lĩnh vực cơng việc.
• Có khả năng chỉ ra những thay đổi về công việc, công việc tương lai và đánh giá một cách chuyên nghiệp về nhu cầu trình độ, năng lực liên quan đến những chuyên ngành đào tạo nghề nhất định.
• Xây dựng mơi trường học tập linh hoạt dựa trên những thay đổi về tổ chức công việc và công nghệ liên quan trong các lĩnh vực cụ thể.
• Áp dụng/thực hiện các hình thức và phương pháp học tập khác nhau để hỗ trợ người học thích ứng với các yêu cầu mới nhất liên quan đến một số chuyên ngành nhất định.
• Hỗ trợ người học trong quá trình phát triển năng lực nhằm phát huy tố chất của họ để có thể thành cơng trong mơi trường làm việc phức tạp ở các lĩnh vực liên quan.
V2 Xác định yêu cầu về năng lực nghề nghiệp, phát huy nỗ lực học tập và xuất phát từ nhu cầu đào tạo tương ứng của người học
• Xác định yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về năng lực nghề nghiệp ở một số lĩnh vực nhất định liên quan đến phát triển.
• Chỉ ra yêu cầu năng lực ở mảng lý luận dạy học liên quan đến các lĩnh vực nhất định và sẵn sàng phát triển năng lực theo những yêu cầu này.
• Xây dựng khái niệm về nhu cầu đào tạo để có thể đáp ứng yêu cầu trong các lĩnh vực liên quan.
• Khởi động các chiến lược học tập liên quan đến nhu cầu của doanh nghiệp và năng lực nghề nghiệp trong một số lĩnh vực yêu cầu.
V3 Phân tích cơng nghệ và ý nghĩa của công nghệ đối với hoạt động học tập trong bối cảnh tổ chức, phương pháp, công cụ, trang thiết bị và vật liệu trong thế giới cơng việc
• Phân tích các mơn học thuộc chun ngành đào tạo nghề để chỉ ra mức độ phù hợp đối với hoạt động học tập và phát triển năng lực.
• Xác định yêu cầu chất lượng của các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo liên quan đến loại hình tổ chức cơng việc, cơng cụ lao động và thiết bị sử dụng.
• Phân tích tài liệu được sử dụng trong chuyên ngành đào tạo nghề cụ thể và chỉ ra yêu cầu công việc hàng ngày và trong tương lai.
• Làm rõ yêu cầu học tập liên quan đến chuyên ngành đào tạo nghề cụ thể và các quyết định ban đầu về cơ hội học tập.
Mã số Năng lực Nhiệm vụ của nhà giáo GDNN V4 Phân tích các phương pháp tiếp cận dạy học và đánh giá việc sử dụng các phương pháp tiếp cận đó cho hoạt động học tập trong bối cảnh công nghệ số và những thay đổi về công việc và tổ chức cơng việc
• Phân tích các phương pháp tiếp cận lý luận dạy học được chọn và đánh giá tiềm năng học tập trong các lĩnh vực chuyên môn và lĩnh vực công nghệ số được chọn.
• Tìm ra những phương pháp học tập và giảng dạy tinh vi nhất để đáp ứng yêu cầu cụ thể trong các chuyên ngành đào tạo nghề khác nhau cũng như những yêu cầu thay đổi của công việc, tổ chức cơng việc và cơng nghệ số.
• Xây dựng các kịch bản dạy học hướng đến người học trong các chuyên ngành đào tạo nghề để đưa ra phương án dạy học bởi vì cơng việc và công nghệ luôn thay đổi.
V5 Thiết kế giờ học bằng cách sử dụng phương pháp giảng dạy sáng tạo để giải mã những thử thách của công việc (liên quan đến chuyên ngành đào tạo nghề)
• Xây dựng ý tưởng dạy học hướng đến quy trình làm việc trong chuyên ngành đào tạo nghề và yêu cầu công việc thực tế.
• Tạo động lực để người học có thể tái hiện và hiểu thực tiễn cơng việc.
• Xây dựng các phương pháp học tập để giải mã mức độ phức tạp của cơng việc.
• Xây dựng các khái niệm học tập để tích hợp lý thuyết và thực hành trong quá trình học tập, hỗ trợ phát triển năng lực theo định hướng hành động (nên gắn với một chuyên ngành đào tạo nghề)
V6 Soạn giáo án, giáo trình và tài liệu học tập (liên quan đến chun ngành đào tạo nghề)
• Phân tích hồ sơ nghề và yêu cầu công việc của các doanh nghiệp được chọn trong khu vực và lồng ghép vào giáo án.
• So sánh, tìm kiếm và lựa chọn tài liệu học tập, phương pháp và công cụ (số) hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ bài học, đồng thời cân nhắc các nội dung này trong chương trình giảng dạy ở trường.
• Cùng với đồng nghiệp thực hiện điều phối nội dung chương trình về mặt thời gian, nội dung và năng lực giáo viên hiện có (ở chuyên ngành đào tạo nghề liên quan)
• Xây dựng giáo trình dành cho một chuyên ngành đào tạo nghề và đảm bảo có thể quản lý giáo trình với sự trợ giúp của CNTT-TT hiện đại.
V7 Soạn bài dạy lý thuyết và thực hành trên lớp, tại xưởng thực hành và nơi làm việc ở doanh nghiệp (liên quan đến chuyên ngành đào tạo nghề)
• Soạn bài, kết hợp kỹ năng thực hành với lý thuyết, tái hiện các tình huống cơng việc thực tế và có cân nhắc xuất thân của người học.
• Vận dụng chương trình và chuyển thành kế hoạch giảng dạy hàng năm, hàng tháng, hàng tuần, và theo đó xây dựng bài học/ giờ học/hoạt động đào tạo.
• Thiết kế bài học gắn với quy trình làm việc và hồ sơ nghề để phát huy kỹ năng tư duy bậc cao, chấp nhận rủi ro trí tuệ và giải quyết vấn đề.
• Xây dựng kiến thức về hệ thống và công việc, thúc đẩy năng lực nghề nghiệp (Handlungskompetenz) – đây là yếu tố cần thiết trong xây dựng tài liệu giảng dạy.
• Hoạt động đào tạo nghề được thực hiện trong một mơi trường đào tạo mang tính hỗ trợ, trong đó các ý tưởng, niềm tin và ý kiến của người học được coi trọng và chia sẻ.
• Quản lý tri thức hiệu quả và sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau (VD: cơ sở dữ liệu UNEVOC) khi chuẩn bị bài dạy.
NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO GDNN KHU VỰC ASEAN 51
Mã số Năng lực Nhiệm vụ của nhà giáo GDNN
V8 Hỗ trợ phát triển năng lực của người học thông qua các giờ học (liên quan đến chuyên ngành đào tạo nghề)
• Xây dựng các tình huống học tập mơ phỏng và tái hiện thế giới công việc ở một chuyên ngành đào tạo nghề được chọn để chuẩn bị hành trang cho người học sẵn sàng đối diện với thử thách.
• Tổ chức hoạt động đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động, phát triển kỹ năng CNTT-TT của người học.
• Chuẩn bị bài học có vận dụng ngơn ngữ chun mơn trong bối cảnh phù hợp với công việc và nghề nghiệp bằng một loạt các hoạt động nói, nghe, nhìn, đọc, trình bày và viết.
• Thực hiện trình tự bài học giống với chiến lược quản lý cá nhân và nhóm để đạt được kiến thức chuyên môn trong một chuyên ngành đào tạo nghề nhất định, kiểm sốt những hành vi khơng phù hợp.
• Thực hiện các chiến lược học tập dựa vào công nghệ nhằm tăng cường trao đổi qua máy tính, cho phép người học có cơ hội học hỏi từ các hoạt động hợp tác.
V9 Thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực nghề nghiệp của người học (liên quan đến chuyên ngành đào tạo nghề)
• Lập kế hoạch, vận dụng và đánh giá các bài kiểm tra để xác định năng lực của người học theo định hướng lý thuyết và thực hành liên quan đến yêu cầu và nhiệm vụ của quá trình làm việc.
• Áp dụng phương pháp tiếp cận đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết (VD: tự đánh giá, hồ sơ năng lực cá nhân, phiếu đánh giá, bảng hỏi, sản phẩm trưng bày, dự án) để đánh giá tình hình phát triển năng lực nghề nghiệp. Việc này cần được lập kế hoạch và thực hiện theo cách cho thấy những thử thách của quá trình làm việc ở chuyên ngành đào tạo nghề)
• Áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả giảng dạy và kết quả của người học ở chuyên ngành đào tạo nghề.
• Sử dụng các phương pháp đánh giá nhằm thu thập ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy và đào tạo.
• Phối hợp để tiếp tục q trình phát triển và hồn thiện sau khi có kết quả đánh giá tại trung tâm GDNN và hợp tác với các đối tác doanh nghiệp.
V10 Đồng hành phát triển năng lực của người học, cho thấy trình độ phát triển năng lực, mơi trường sống và điều kiện học tập của cá nhân
• Xây dựng các phương án can thiệp bằng cách cải tiến hơn nữa phương pháp và nội dung giảng dạy (VD: đổi mới quản lý lớp học, thiết bị đào tạo và phương tiện học tập cũng như định hướng tốt hơn về quy trình làm việc tại doanh nghiệp).
• Phân tích thực hành dạy và học để xác định nhu cầu học tập và phát triển của cá nhân.
• Cải thiện các điều kiện học tập chung và điều kiện học tập của cá nhân bằng cách thực hiện phân hóa nội bộ.
• Xây dựng và áp dụng các phương pháp tư vấn nghề nghiệp để hỗ trợ phát triển cá nhân người học trong phạm vi môn học nghề mà họ đã chọn, và còn hơn thế nữa.
Mã số Năng lực Nhiệm vụ của nhà giáo GDNN V11 Cải thiện quá trình học
tập và tương tác bằng cách lựa chọn và xây dựng các phương pháp phù hợp (liên quan đến chuyên ngành đào tạo nghề đang được thảo luận)
• Khuyến khích người học nâng cao năng lực thực hành, kiến thức và kỹ năng tự đánh giá thông qua tập trung vào các phương pháp định hướng hành động.
• Thực hiện các giai đoạn học tập độc lập và tự chủ cho người học nhằm chuẩn bị hành trang cho họ trước những thử thách trong thế giới cơng việc.
• Tìm kiếm, lập kế hoạch và mở ra các cơ hội học tập trong các trường nghề, hội thảo ở doanh nghiệp và các địa điểm học tập khác.
• Nhìn lại kết quả kiểm tra đánh giá để từ đó tăng cường thực hành dạy và học.
V12 Xây dựng và giám sát các tình huống học tập/làm việc và nơi làm việc tại doanh nghiệp (liên quan đến chuyên ngành đào tạo nghề đang được thảo luận)
• Lên kế hoạch và chuẩn bị nơi làm việc/nhà xưởng và địa điểm học tập phù hợp cho mục đích kết hợp học thực hành và lý thuyết.
• Áp dụng các khái niệm và công cụ quản lý lớp học/nhà xưởng để cải tiến chất lượng (VD: sử dụng các khái niệm quản lý - chẳng hạn như 5S, 7S, 3R - sử dụng cơ sở hạ tầng và phòng ốc hiệu quả và hiệu suất về mặt thời gian).
• Duy trì các địa điểm học tập, nơi làm việc/nhà xưởng và các thiết bị kỹ thuật khác theo tiêu chuẩn cơng nghiệp và trình độ hiểu biết về nghiên cứu nghề nghiệp.
• Đảm bảo người học được tiếp cận với các biện pháp an toàn và sức khỏe để họ quen với các điều kiện làm việc thực tế và hợp pháp.
• Áp dụng các quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm phương tiện sơ cứu.
V13 Định hình văn hóa học tập và văn hóa nhà trường, phát huy hơn nữa mơi trường học đường để khuyến khích học tập suốt đời
• Phát huy văn hóa nhà trường với trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy và học.
• Kích thích người học xây dựng tư duy phản biện.
• Lên kế hoạch và triển khai các ý tưởng của nhóm, cho phép nhà giáo GDNN nhận diện vấn đề, thu thập, phân tích và trao đổi thơng tin, điều chỉnh dữ liệu và mục tiêu, thử nghiệm các ý tưởng và quan điểm, hình thành và cung cấp bằng chứng để rút ra kết luận, dự đoán và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp.
• Chỉ ra những nội dung đổi mới sáng tạo (VD: internet vạn vật, số hóa trong doanh nghiệp) trong thế giới công việc cũng như trong các chuyên ngành đào tạo nghề, tận dụng ý tưởng đổi mới sáng tạo cho q trình cải tiến liên tục ở trường nghề.
• Kích thích người học đánh giá tình hình phát triển chuyên môn kỹ thuật trong các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan.
NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO GDNN KHU VỰC ASEAN 53
Mã số Năng lực Nhiệm vụ của nhà giáo GDNN
V14 Xây dựng chương trình GDNN ở cấp trường và tham gia ở cấp quốc gia
• Lựa chọn và áp dụng các phương pháp liên quan trong phát triển chương trình giảng dạy - VD: phân tích quy trình làm việc, hội thảo chun gia với lao động lành nghề, DACUM, các phương pháp tiếp cận khác.
• Soạn bài theo chương trình đào tạo quốc gia và phù hợp với những nỗ lực ở cấp độ khu vực.
• Điều phối chương trình đào tạo về mặt thời gian, nội dung, năng lực giảng dạy và nguồn lực ở các cơ sở GDNN.
• Tham gia vào các cơ quan khu vực/quốc gia và các dự án phát triển, quyết định nội dung học tập dành riêng cho GDNN.
• Khởi xướng các hoạt động khu vực nhằm tìm tịi đổi mới (cơng nghệ) ở doanh nghiệp (VD: thể chế hóa hợp tác được giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp) để cải thiện chương trình giảng dạy và giáo án của nhà trường.