BẢNG THUẬT NGỮ
12 Định nghĩa các thuật ngữ dựa trên ấn phẩm của Viện Giáo dục và Đào tạo Nghề nghiệp Liên bang Đức (BIBB) (2016): Berufsbildungsbegriffe Deutsch-Englisch, trong đó tập hợp định nghĩa nhiều thuật ngữ chính và cân nhắc cả định nghĩa do CEDEFOP cung cấp. Một số định nghĩa dựa trên tài liệu khoa học.
Thuật ngữ Định nghĩa
Học việc/Thực tập nghề Giai đoạn đào tạo có hệ thống, dài hạn, xen kẽ giữa nơi làm việc và tại một cơ sở giáo dục hoặc trung tâm đào tạo. Người học việc được ký hợp đồng với chủ sử dụng lao động và được nhận thù lao (tiền công hoặc trợ cấp). Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đào tạo cho học viên để sau này họ có thể làm được một nghề cụ thể.
Người học nghề/học viên Người học nghề hoặc học viên là người tham gia đào tạo nghề nghiệp trong một giai đoạn nhất định để có thể làm một nghề hoặc cơng việc có tay nghề.
Đánh giá Tổng hợp các phương pháp và quy trình được sử dụng để đánh giá kết quả đạt được (kiến thức, cách làm, kỹ năng và năng lực) của một cá nhân, và thông thường sau đánh giá sẽ là công nhận, cấp văn bằng/chứng chỉ.
Đánh giá chuẩn đầu ra/kết quả học tập
Quá trình đánh giá kiến thức, cách làm, kỹ năng và/hoặc năng lực của một cá nhân theo tiêu chí quy định (kỳ vọng học tập, đo lường chuẩn đầu ra/kết quả học tập). Thông thường, sau đánh giá sẽ là công nhận, cấp văn bằng/chứng chỉ.
Kỹ năng cơ bản Kỹ năng và năng lực cần thiết để làm việc trong xã hội đương thời, VD: nghe, nói, đọc, viết và tốn học.
Chứng chỉ Văn bản chính thức do đơn vị cấp chứng chỉ phát hành, trong đó ghi rõ kết quả đạt được của một cá nhân sau khi đánh giá theo chuẩn quy định.
Sự đồng đều về trình độ Mức độ có thể tạo sự tương đương về trình độ và bằng cấp chính thức (chứng chỉ, văn bằng hoặc chức danh) ở cấp độ ngành, khu vực, quốc gia hoặc quốc tế.
Năng lực Khả năng áp dụng chuẩn đầu ra/kết quả học tập một cách thích hợp trong bối cảnh cụ thể (học tập, công việc, phát triển bản thân hoặc chuyên môn) hoặc khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng, tố chất cá nhân, xã hội và/hoặc phương pháp luận trong công việc hoặc học tập, và trong phát triển bản thân và chun mơn.
Chương trình đào tạo Bao gồm các hoạt động được thực hiện để thiết kế, tổ chức và lập kế hoạch một nội dung giáo dục hoặc đào tạo, bao gồm xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp học tập (bao gồm cả đánh giá), tài liệu học tập cũng như các hoạt động đào tạo giáo viên và người đào tạo.
Khả năng tìm được việc làm Mức độ thích ứng của một cá nhân trong việc tìm kiếm và giữ việc làm cũng như cập nhật các kỹ năng nghề nghiệp.
NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO GDNN KHU VỰC ASEAN 61
Thuật ngữ Định nghĩa
Học chính quy Là hoạt động học tập diễn ra trong bối cảnh có tổ chức hoặc được thiết lập sẵn (trong nhà trường/trung tâm đào tạo hoặc tại nơi làm việc) và rõ ràng phục vụ mục đích học tập (về mục tiêu, thời gian hoặc nguồn lực). Học chính quy xuất phát từ chủ đích của người học và học thường để lấy văn bằng/chứng chỉ.
Chương trình khung Chương trình khung cho các mơn đào tạo nghề ở trường nghề trong khuôn khổ hệ thống đào tạo nghề kép.
Học phi chính quy Là kết quả hoạt động trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến cơng việc, gia đình hoặc giải trí. Mục tiêu, thời gian và hoạt động hỗ trợ học tập không được tổ chức hoặc thiết lập sẵn. Trong hầu hết các trường hợp, học phi chính quy khơng xuất phát từ chủ đích của người học và thường thì học khơng phải để lấy bằng.
Học thông qua làm Học thông qua thực hành lặp đi lặp lại một công việc, nhưng khơng có hướng dẫn.
Chuẩn đầu ra/Kết quả học tập Tập hợp những kiến thức, kỹ năng và/hoặc năng lực mà cá nhân đạt được và/hoặc thể hiện được sau khi hồn thành một q trình học tập theo hình thức chính quy, khơng chính quy hoặc phi chính quy.
Học tập suốt đời Quá trình thu nhận kiến thức hoặc kỹ năng trong suốt cuộc đời thông qua giáo dục, đào tạo, cơng việc và cuộc sống nói chung.
Học khơng chính quy Là hoạt dộng học tập diễn ra thơng qua một chương trình hướng dẫn và học khơng nhất thiết để đạt trình độ hoặc lấy bằng cấp chính thức, VD: các chương trình phát triển chun mơn nội bộ được thực hiện tại nơi làm việc.
Năng lực nghề Sự kết hợp năng lực chuyên môn, năng lực cá nhân, năng lực phương pháp và năng lực xã hội. Một nhân viên có khả năng thực hiện q trình làm việc hồn chỉnh khi nhân viên đó có năng lực nghề nghiệp cần thiết.
Đào tạo tại nơi làm việc Đào tạo nghề được tiến hành trong bối cảnh làm việc thơng thường. Đó có thể là tồn bộ chương trình đào tạo hoặc chương trình kết hợp với đào tạo ngoài nơi làm việc.
Kết quả học tập trước đây Kiến thức, cách làm và/hoặc năng lực có được thơng qua đào tạo hoặc kinh nghiệm chưa được công nhận trước đây.
Trình độ Thuật ngữ trình độ bao gồm các khía cạnh khác nhau: (i) Bằng cấp chính thức: kết quả đầu ra chính thức (chứng chỉ, văn bằng hoặc chức danh) của một quá trình đánh giá khi cơ quan có thẩm quyền xác nhận rằng một cá nhân đã đạt được kết quả học tập theo chuẩn quy định và/hoặc sở hữu năng lực cần thiết để thực hiện một công việc trong một lĩnh vực cụ thể. (ii) Yêu cầu công việc: kiến thức, năng khiếu và kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể gắn với vị trí việc làm cụ thể.
Kỹ năng mềm Các kỹ năng cần thiết đối với mọi công việc và lĩnh vực và liên quan đến năng lực cá nhân (sự tự tin, kỷ luật, tự chủ) và năng lực xã hội (làm việc nhóm, giao tiếp, trí tuệ cảm xúc). Nguồn: Ủy ban EU (Toàn cảnh kỹ năng) 2015
Thuật ngữ Định nghĩa
Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) GDNN liên quan đến tiếp thu kiến thức và kỹ năng để làm việc. Trong suốt q trình lịch sử, đã có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để mô tả những thành tố của lĩnh vực mà hiện nay được gọi là GDNN. Các thuật ngữ này bao gồm: Đào tạo học nghề, Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục kỹ thuật, Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp, Giáo dục nghề, Giáo dục và đào tạo nghề, Giáo dục nghề và kỹ thuật, Giáo dục lực lượng lao động, Giáo dục tại nơi làm việc, v.v. Một số thuật ngữ này thường được sử dụng ở những khu vực địa lý cụ thể.
Người đào tạo Người đào tạo có trách nhiệm lên kế hoạch nội dung và lịch trình đào tạo, thực hiện các chương trình đào tạo nghề tại doanh nghiệp.
Mô-đun đào tạo/tập huấn Mô-đun đào tạo/tập huấn là thành tố cấu thành của các quy định đào tạo hiện hành. Các mô-đun đào tạo/tập huấn đều có giới hạn thời gian, xây dựng theo chuẩn và dựa trên nền tảng lý luận dạy học. Mơ-đun đào tạo/tập huấn mơ tả những gì người học có thể làm sau khi hồn thành một mơ-đun.
Nhà giáo GDNN/Giáo viên dạy nghề
(Nhà giáo GDNN) 1. Người có chức năng truyền đạt kiến thức, bí quyết cho sinh viên hoặc học viên trong trường nghề hoặc trung tâm đào tạo. 2. Chức năng của giáo viên dạy nghề có xu hướng trùng với chức năng của người đào tạo; giáo viên thường làm việc trong bối cảnh nhà trường, và vừa dạy vừa thực hiện một số (nếu khơng nói là tất cả) khối lượng đào tạo thực hành.
Chứng nhận chuẩn đầu ra/kết quả học tập
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với chuẩn đầu ra/kết quả học tập (về kiến thức, kỹ năng và/hoặc năng lực) của một cá nhân đạt được trong mơi trường học tập chính quy, khơng chính quy hoặc phi chính quy, và chuẩn đầu ra/kết quả học tập đã được đánh giá theo các tiêu chí quy định, đồng thời tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn xác nhận chuẩn đầu ra/kết quả học tập.
Lý luận dạy học nghề nghiệp Là lĩnh vực học tập của người học (nhà giáo GDNN tương lai) với mục tiêu phát triển năng lực nhà giáo phù hợp để có thể dạy lý luận dạy học nghề nghiệp nói chung và trong các ngành, nghề cụ thể. Đây là một môn khoa học có mục đích làm rõ cấu trúc lý thuyết, nội dung liên quan và phương pháp hỗ trợ quá trình học nghề.
Chuyên ngành đào tạo nghề Là lĩnh vực học tập của người học (nhà giáo GDNN tương lai) với mục tiêu phát triển năng lực nhà giáo phù hợp để có thể dạy các mơn trong một ngành, nghề cụ thể. Đây là một mơn khoa học có mục đích làm rõ lý thuyết về các ngành, nghề/năng lực nghề và nội dung giảng dạy.
Sư phạm dạy nghề Là lĩnh vực học tập của người học (nhà giáo GDNN tương lai) với mục tiêu phát triển năng lực nhà giáo phù hợp để có thể dạy sư phạm dạy nghề nói chung và trong các ngành, nghề cụ thể. Đây là một mơn khoa học có mục đích làm rõ cấu trúc lý thuyết của quá trình học tập, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá các giờ học.
Trường nghề Trường nghề ở cấp trung học phổ thơng thường dạy các mơn văn hóa và dạy nghề cho học viên học nghề.
NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO GDNN KHU VỰC ASEAN 63