PHÁT TRIỂN CỤM NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu 2.Ky yeu.pdf_20220713162356 (Trang 45)

CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI TỈNH HẬU GIANG

Phạm Văn Đại1

Chu Đức Mạnh2

Trường ĐH FULBRIGHT I. Bối cảnh

Tại thời điểm chia tách tỉnh năm 2004, khu vực sản xuất cơng nghiệp của Hậu Giang có xuất phát điểm tương đối thấp. Khi đấy, Hậu Giang là một tỉnh thuần nơng, chỉ có một số ít các cơ sở sản xuất cơng nghiệp trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản (công ty Việt Hải, công ty Cafetex, công ty Phú Thạnh), chế biến thức ăn chăn nuôi (công ty Thanh Khôi) và sản xuất đường mía (cơng ty mía đường Cần Thơ). Để phát triển sản xuất, Tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động thu hút nhà đầu tư đi liền với việc xây dựng các quy hoạch khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN),giúp Hậu Giang từng bước xây dựng khu vực sản xuất công nghiệp với cơ cấu đa dạng hơn.

Hoạt động sản xuất công nghiệp của Hậu Giang hiện nay bao gồm 07 nhóm ngành chính, theo thứ tự quy mô doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành như sau: (1) Ngành chế biến thực phẩm; (2) Sản xuất giấy, bao bì; (3) Dệt may, da giày; (4) Chế tạo sản phẩm từ cao su, plastic, kim loại hay khoáng phi kim; (5) Sản xuất hoá chất; (6) Thuốc, hoá dược; (7) Sản xuất đồ uống. Thị trường chủ yếu cho các sản phẩm công nghiệp của Hậu Giang là phục vụ xuất khẩu (ví dụ: chế biến thuỷ sản, rau quả, dệt may, da giày, giấy và bao bì) và tiêu thụ trên địa bàn các tỉnh khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) (ví dụ: sản xuất thức ăn chăn ni, bê tơng, xi măng, hố chất, thuốc và hoá dược, đồ uống).

Nền sản xuất cơng nghiệp của Hậu Giang đã có những bước phát triển vượt bậc trong vòng gần 02 thập niên vừa qua, nhưng phát triển công nghiệp Hậu Giang vẫn đang đối mặt với những vấn đề lớn khác cần phải giải quyết, điển hình như sự phát triển tương đối dàn trải của các cụm ngành, thiếu sự gắn kết và tương thích giữa các ngành nghề; một số ngành công nghiệp nặng như sản xuất giấy, xi măng, thép… gây ơ nhiễm mơi trường, vơ hình chung ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành công nghiệp khác trong tTnh như sản xuất thuốc – hoá dược, chế biến thực phẩm, đồ uống…

Ở khía cạnh về hiệu quả kinh tế, đóng góp vào ngân sách cũng như số lượng việc làm tạo ra của các ngành công nghiệp ở Hậu Giang tương đối thấp. Cụ thể, lĩnh vực sản xuất giấy và chế biến nơng- thuỷ sản xuất khẩu đóng góp vào ngân sách rất ít. Ngành chế biến nông – thuỷ sản dù giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương, nhưng mức thu nhập có được từ các vị trí trong lĩnh vực này tương đối thấp.

Một phần của tài liệu 2.Ky yeu.pdf_20220713162356 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)