Cách tiếp cận cụm ngành trong chính sách phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu 2.Ky yeu.pdf_20220713162356 (Trang 46 - 47)

Theo Giáo sư Michael Porter (1990) “Cụm ngành được mô tả là sự tập trung theo các khu vực địa lý của các công ty và tổ chức có các sự liên kết chặt chẽ với nhau trong các ngành có sự liên quan, với mức tiêu là nhằm bổ sung cho nhau thông qua các mối quan hệ trao đổi và hoạt động chung dọc theo một hoặc một vài chuỗi giá trị” . Mặc dù GS.Michael Porter là người đầu tiên đề ra khái niệm về

cụm ngành, tuy nhiên trong thực tế sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, ông bà ta đã đúc kết ra câu châm ngơn “bn có bạn, bán có phường” mơ tả gần sát với các ý tưởng về cụm ngành.

Tuy nhiên, những ý tưởng này không hàm ý rằng sự tồn tại và phát triển của một cụm ngành là theo các ý muốn chủ quan của chính phủ. Trái ngược lại, các cụm ngành hiện nay trên thế giới được hình thành và phát triển chủ yếu dựa trên các quy luật của thị trường, kết hợp với những lợi thế so sánh của từng vùng, địa phường. Ở đó, nhà nước chỉ có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy các quy luật thị trường được vận hành một cách đầu đủ và ban hành các chính sách nhằm tận dụng và phát huy các lợi thế so sánh của từng địa phương.

Cụ thể, theo GS. Michael Porter (2008) thì sự phát triển của các cụm ngành sẽ dựa trên 04 yếu tố chính gồm: i, các điều kiện hay nhân tố đầu vào; ii, bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp; ii, những điều kiện cầu, và iv, các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan. Đây cũng là 04 đỉnh trong mơ hình kim cương nổi tiếng của Michael Porter.

Hình 1 : Mơ hình kim cương của Michael Porter

Trang | 45

Bài tham luận này từ cơ sở những ý tưởng khái quát về cụm ngành sẽ đưa ra đề xuất về các chính sách phát triển cơng nghiệp thích hợp cho Hậu Giang dựa trên việc xây dựng cụm ngành trên cơ sở đảm bảo tương thích với các quy luật thị trường. Nhóm tác giả cho rằng việc sử dụng cách tiếp cận cụm ngành trong các chính sách phát triển cơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì việc thúc đẩy sự phát triển các cụm ngành mà Hậu Giang có lợi thế sẽ cho phép địa phương dễ dàng thu hút các doanh nghiệp trong ngành có liên quan, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất trên cơ sở nền tảng sẵn có của cụm ngành ở địa phương, từ đó doanh nghiệp có nhiều động cơ để gắn bó làm ăn lâu dài, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách cũng như tạo thêm nhiều việc làm hơn cho người dân trong Tỉnh.

Một phần của tài liệu 2.Ky yeu.pdf_20220713162356 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)