Cụm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Một phần của tài liệu 2.Ky yeu.pdf_20220713162356 (Trang 51 - 56)

Sự hình thành và phát triển cụm ngành chế biến thực phẩm

Chế biến thực phẩm vốn là ngành mũi nhọn chung của ĐBSCL dựa trên nguyên liệu dồi dào từ các vùng sản xuất. Do không phải là vùng nuôi trồng, sản xuất trọng điểm các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của vùng, quy mô phát triển cụm ngành chế biến thực phẩm của Hậu Giang không lớn như các địa phương khác trong vùng. Mặc dù vậy, đây vẫn là một cụm ngành có vai trị quan trọng, tạo ra số lượng việc làm lớn cho lao động địa phương. Trên thực tế, nhờ chính sách ưu đãi tốt, Hậu Giang cũng đã thu hút được các dự án chế biến thực phẩm quy mô trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Lĩnh vực chế biến rau quả cũng đã có những cơ sở chế biến quy mơ trung bình, có doanh số ổn định qua các năm. Lĩnh vực chế biến thực phẩm tiêu dùng là một nét mới trong bức tranh cơng nghiệp Hậu Giang, và có tiềm năng trở thành một mũi nhọn quan trọng trong sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Về chế biến thủy sản: Hậu Giang hiện có khoảng 9 cơ sở chế biến thủy sản

sử dụng trên 10 lao động trên địa bàn. Trong đó có một số cơ sở có quy mơ lớn trong mảng chế biến tôm như công ty Minh Phú-Hậu Giang (khoảng hơn 5.000 công nhân), công ty Việt Hải (khoảng 1.000 cơng nhân), và trung bình sử dụng từ 300-400 công nhân như công ty Cafatex, công ty Biển Đông-Hậu Giang, công ty Thủy sản Chất Lượng Vàng. Đáng chú ý là Hậu Giang khơng có doanh nghiệp chế biến thủy sản nào được thành lập mới trong giai đoạn từ 2015 cho đến nay. Nhà máy có quy mơ lớn nhất là Minh Phú cũng chỉ đang hoạt động ở mức 50% công suất thiết kế (10.000 công nhân) do thiếu tôm nguyên liệu. Hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản khác của Hậu Giang đều chứng kiến sự sụt giảm về quy mô (Minh Phú là trường hợp hiếm hoi có tăng trưởng doanh thu). Tổng số lao động trong lĩnh vực chế biến thủy sản của Hậu Giang gần như không thay đổi trong cùng giai đoạn này, chủ yếu là do thiếu nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, việc thu hút thêm dự án nếu có chỉ làm tăng mức độ cạnh tranh trong thu mua ngun liệu chứ khó giúp tăng tổng quy mơ của ngành. Ví dụ, trường hợp của của cơng ty Biển Đông đi vào hoạt động và nhà máy Minh Phú mở rộng công suất trong giai đoạn 2015-2020 nhưng tổng quy mô ngành không thay đổi.

Về chế biến rau quả: Hậu Giang hiện có 05 cơ sở hoạt động ở quy mơ vừa và

nhỏ, trong đó cơng ty có quy mơ lớn nhất sử dụng gần 250 lao động với doanh thu xuất khẩu khoảng 120 tỷ đồng/năm (công ty Phú Thịnh). Các sản phẩm chế biến bao gồm rau quả đơng lạnh, rau quả đóng non và trái cây sấy. Nguyên liệu chế biến chủ yếu bao gồm các loại trái cây (xồi, chơm chơm, chuối, dứa, mít, mãng cầu) và các loại rau củ (nấm rơm, bắp…). Do khơng có lợi thế vùng nguyên liệu nên trong giai đoạn 2015 đến nay, lĩnh vực chế biến rau quả của Hậu Giang cũng chưa thu hút thêm được các dự án mới. Các dự án trong lĩnh vực chế biến rau quả trong giai đoạn gần đây có xu hướng tập trung ở các tỉnh Tiền Giang, Long An để tối ưu hóa vùng thu mua ngun liệu từ các tỉnh có diện tích trồng trai cây lớn là Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre và cả khu vực Đông Nam Bộ. Lĩnh vực chế biến rau quả của Hậu Giang cũng khơng tìm được các động lực tăng trưởng trong giai đoạn 2015- 2020. Tổng số lao động làm việc trong cụm ngành giảm 13% trong giai đoạn này. Các cơ sở chế biến rau quả lớn nhất của Hậu Giang bao gồm công ty Phú Thịnh, công ty Quang Hưng, cơng ty Minh Dũng đều có quy mô giảm mạnh.

Trang | 50

Về chế biến thực phẩm tiêu dùng: Vùng ĐBSCL chưa phát triển ngành sản

xuất thực phẩm tiêu dùng mặc dù quy mô thị trường tiêu thụ của khu vực là khá lớn. Hiện tại mới chỉ có một số ít các nhà máy sản xuất hàng thực phẩm tiêu dùng hoạt động ở quy mô công nghiệp, trong đó có tổ hợp sản xuất đồ uống và thực phẩm tiêu dùng Masan ở Hậu Giang, được hoàn thành trong quý I/2021, dự kiến sẽ sản xuất các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng chủ lực như nước mắm, mỳ và gia vị. Với thị phần chi phối và sở hữu các thương hiệu mạnh trong lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng, nhà máy của Masan khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ tạo ra doanh số lớn, đóng góp vào nguồn thu thuế của địa phương và thu hút thêm nhiều doanh nghiệp trong cũng lĩnh vực đến đầu tư.

Phân tích về chuỗi giá trị có thể thấy cả ba lĩnh vực chế biến thực phẩm đều khá tương đồng. Sự khác biệt đáng kể nhất là tính dễ bị hư hỏng của nguyên liệu và sản phẩm trong ngành chế biến thủy sản và rau quả. Hai lĩnh vực này yêu cầu cao hơn về điều kiện kho bãi, bảo quản, hạ tầng logistics so với chế biến thực phẩm tiêu dùng. Ngoài ra, lĩnh vực chế biến thực phẩm tiêu dùng hướng tới phục vụ thị trường nội địa trong khi chế biến nông-thủy sản chủ yếu cho thị trường xuất khẩu. Về mặt hoạt động thì lĩnh vực chế biến thực phẩm tiêu dùng ít thâm dụng lao động và nhìn chung có mức lương cao hơn so với chế biến nông-thủy sản.

Trang | 51

Hình 6: Sơ đồ cụm ngành chế biến nơng, thủy sản xuất khẩu

Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả

Rất yếu Yếu Trung tính Cạnh tranh Rất cạnh

tranh

Thu mua, vận chuyển & Bảo quản sau thu

hoạch

Marketing bán hàng Chế biến

Vận chuyển & Bảo quản sau chế biến

Thị trường Hạ tầng xã hội và dịch vụ Các hiệp hội Các trường đại học Chính sách ưu đãi Vùng nguyên liệu Lao động Công nghệ Logistics nông sản + Kho lạnh Vị trí Mặt bằng

Trang | 52

Hình 7: Sơ đồ cụm ngành chế biến thực phẩm tiêu dùng

Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả

Đánh giá cụm ngành qua mơ hình kim cương

Bảng dưới đây tổng kết lại các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của Hậu Giang ở mỗi lĩnh vực, cụm ngành bao gồm các yếu tố đầu vào, yếu tố cầu, yếu tố hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh. Theo đánh giá của nhóm tác giả, thực phẩm tiêu dùng là cụm ngành mà Hậu Giang có nhiều lợi thế cạnh tranh, có thể phát triển trở thành ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn để tạo nguồn thu ngân sách và phát triển kinh tế địa phương.

Trong lĩnh vực chế biến rau quả xuất khẩu, Hậu Giang có năng lực cạnh tranh ở mức trung bình. Mặc dù cụm ngành này ít có tiềm năng đóng góp cho ngân sách tỉnh nhưng có vai trị trong phát triển kinh tế địa phương là rất lớn. Chế biến rau quả là một cấu phần quan trọng của chuỗi giá trị trong sản xuất nông sản. Phát triển được

Trang | 53

cụm ngành chế biến rau quả sẽ có tác động tích cực và lan tỏa đến các cụm ngành khác như sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và logistics nơng sản.

Cuối cùng, nhóm tác giả đánh giá Hậu Giang khơng có lợi thế ở thời điểm hiện tại trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Tiềm năng phát triển theo hướng trở thành trung tâm gia công chế biến thủy sản thay thế hoặc theo mơ hình “Trung Quốc + 1” là có, tuy nhiên nhiều thách thức cần phải giải quyết để hiện thực hóa tiềm năng này bao gồm việc hoàn thiện hạ tầng cảng biển, xây dựng logistics chuỗi lạnh quy mô lớn, hạ tầng xã hội để thu hút lao động…

Bảng 1: Đánh giá cụm ngành chế biến thực phẩm qua mơ hình kim cương Chế biến thủy sản Chế biến rau quả Thực phẩm tiêu dùng

Yếu tố đầu vào (-) Khơng có vùng ngun liệu (-) Nguồn lao động hạn chế (+) Có diện tích trồng cây ăn trái tương đối lớn (+) Vị trí trung tâm dễ cho hoạt động thu mua (-) Các tỉnh tiếp giáp trong bán đảo Cà Mau khơng có vùng trồng để thu mua

(-) Nguồn lao động khơng dồi dào.

(+) Vị trí thuận lợi để phân phối

đi các tỉnh

ĐBSCL

(+) Kết nối giao thơng thuận lợi (+) Chi phí mặt bằng thấp (-) Khơng có quỹ đất sạch sẵn sàng cho nhà đầu tư

Yếu tố cầu

(-) Thị trường xuất khẩu thủy sản tăng trưởng chậm, cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Ecuador, Indonesia… (+) Thị trường mới từ xu thế dịch chuyển ngành gia công chế biến thủy hải sản từ Trung Quốc nhưng mới ở dạng tiềm năng

(+) Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần nhỏ thị trường rau quả chế biến tồn cầu, cịn nhiều tiềm năng tăng trưởng

(+) Thu nhập và chi tiêu đầu người

vùng ĐBSCL

tăng trưởng tốt (+) Quy mô dân số ĐBSCL lớn (-) Mức chi tiêu còn thấp so với bình quân cả nước, kênh bán lẻ hiện đại chưa phát triển Các ngành hỗ trợ liên quan (+) Các kho lạnh trung gian giúp doanh nghiệp tiết kiệm đầu tư

(+) Ngành được nhà nước ưu tiên đầu tư,

(+) Mơ hình logistics nơng sản khi hình thành sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thu mua (+) Logistics chuỗi lạnh giúp doanh nghiệp dự trữ

(+) Các cảng biển giúp tiếp cận giao

thông đường

thủy, giảm chi phí vận tải nguyên vật liệu.

Trang | 54

Chế biến thủy sản Chế biến rau quả Thực phẩm tiêu dùng

phát triển hàng hóa và bảo quản các

nơng sản thời vụ phục vụ chế biến.

(+) Ngành được nhà nước ưu tiên đầu tư, phát triển

(+) Ưa đãi về thuế suất và tiền thuê đất (-) Thiếu dịch vụ ngân hàng gần các KCN (-) Khoảng cách di chuyển đến trung tâm hành chính (TP.Vị Thanh) (-) Hạ tầng dịch vụ, hạ tầng xã hội chưa phát triển

Bối cảnh cạnh tranh

(-) Cạnh tranh mạnh về thu mua nguyên liệu chế biến. Các tỉnh có thế mạnh về vùng ni trồng sẽ có nhiều lợi thế cạnh

tranh hơn Hậu

Giang.

(+/-) Khu vực Tiền Giang, Long An có lợi thế tốt hơn về thu mua nguyên liệu. Tuy nhiên đây không phải bất lợi quá lớn của Hậu Giang khi diện tích vùng trồng cây ăn trái khu vực Nam sông Hậu cũng tương đối lớn. (+) Thị trường tiêu dùng ĐBSCL cịn khá mới, chưa có nhiều nhà sản xuất hiện diện. Cạnh tranh chủ yếu với Cận Thơ và một phần là Vĩnh Long Đánh giá chung Khả năng cạnh tranh

của Hậu Giang

không cao.

Hậu Giang có thể đáp ứng được các điều kiện để cạnh tranh.

Hậu Giang có các điều kiện thuận lợi để phát triển cụm ngành.

Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả

Một phần của tài liệu 2.Ky yeu.pdf_20220713162356 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)