4.5.1. Đa dạng về hình thái
Tính đa dạng về hình thái thể hiện thơng qua màu sắc, kích thước, hình dạng. Khơng chỉ khác nhau về hình dạng bên ngoài giữa các loài trong họ, mà khác nhau giữa các thể đực và cái của một loài trong họ.
Tại vườn quốc gia Cúc Phương đã thu thập được một số lồi có kích thước lớn như bướm nâu ấn độ (Euploea core), bướm đốm xanh nền đen (Tirumala septentrionis).
Màu sắc của các loại bướm ngày rất phong phú và đa dạng, sự phân hóa màu sắc của bướm là nhờ khúc xạ ánh sáng, đây được xem là trang sức và là vũ khí để bướm thích nghi với lối sống tự vệ. Qua qua trình nghiên cứu tại vườn quốc gia Cúc Phương các loài trong họ bướm đốm (Danaidae) và bướm giáp (Nymphalidae) thường xuyên hoạt động ở tầng cao, những nơi trống trải, thoáng đãng, nhiều ánh sáng chiếu tới nên màu sắc của chúng thường phong phú, hoa văn có nhiều đốm trịn phù hợp từng loài hoa lá.khác nhau. Các loài thuộc họ bướm phấn (Pieridae) thường bay ở tầm thấp, hút mật hoa các cây cỏ lào, các cây rau… Nên chúng có màu sắc trắng, vàng, xanh, đỏ, đen. Các lồi thuộc họ bướm mắt rắn thường bay ở sát mặt đất những nơi có ánh sáng yếu nên có màu sắc hơi tối, các hoa văn trên cánh đơn điệu. Màu sắc rực rỡ trên những lồi bướm nhiệt đới ln thu hút các nhà khoa học thu thập và nghiên cứu. Các nhà vật lý từ Hongkong đã phát hiện sự khác biệt tinh tế trong các lớp của cánh bướm tạo nên sự đa dạng về màu sắc. Họ cho rằng nếu phát triển được cấu trúc này có thể tạo nên loại vật liệu thay đổi màu sắc theo yêu cầu.
Sự đa dạng về hình dạng được thể hiện rõ nhất ở hình dạng cánh. Về cơ bản cánh trước và cánh sau của các loài bướm có hình tam giác, hình quạt. Song mỗi loại hình tam giác và hình quạt có những đặc điểm khác nhau. Hình dạng
cánh sau của các loài đa phần giống nhau. Các loài trong họ Bướm phượng cánh sau chủ yếu hình quạt mép ngồi có đi. Sự đa dạng về màu sắc, kích thước được thể hiện qua một số hình ảnh các lồi bướm ngày tại khu vực nghiên cứu dưới đây:
Danaus genutia Ideopsis similis
Cethosia biblis Neptis hylas
Hình 4.4: Hình ảnh một số lồi bướm tại vườn quốc gia Cúc Phương 4.5.2. Đa dạng về tập tính
động vật biến nhiệt ,cơ thể chúng phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường xung quanh . Một số lồi bướm có tập tính di cư thành đàn.
Tập tính kiếm ăn: Thức ăn của các lồi bướm này ở pha sâu non thường là rễ cây, vỏ cây, lá cây. Cịn đối với pha trưởng thành thì thức ăn chủ yếu làm mật hoa và các chất khoáng.Trong q trình điều tra ta thấy:
- Các lồi trong họ bướm phấn (Pieridae) thường kiếm ăn theo đàn, tập trung ở những cây bụi ven đường, bụi cỏ, bay khá chậm.
- Các loài trong họ bướm đốm (Danaidae) hút mật khá hăng say, tập trung. Thường đậu ở bụi cây, bụi cỏ, bay lượn và kiếm ăn khá cao, những nơi nhiều ánh sáng.
- Các loài trong họ bướm giáp (Nymphalidae) hút mật hoa và một số chất hữu cơ.
- Họ bướm mắt rắn (Satyridae) thường bay sát mặt đất, đặc biệt những nơi quang đãng như sân, đường. Chúng thường hút nhựa.
Tập tính bay: Bay lượn là một trong những hoạt động chủ yếu của Bướm ngày. Quá trình bay thường liên quan đến hoạt động trao đổi chất, tập tính ăn, sinh sản và tự vệ. Trong khu vực nghiên cứu, các loại bướm trong họ bướm giáp (Nymphalidae) có tập tính bay đơn lẻ đi kiếm ăn, ngược lại các loài trong họ bướm phấn (Pieridae) bay thành từng đàn.Các loài trong họ bướm đốm (Danaidae) bay khá chậm rãi và thấp, một số lồi trong họ này cịn có khả năng di cư.
4.5.3. Đa dạng về vai trò đối với hệ sinh thái
Chúng ta đều biết các loài sinh vật trên thế giới tồn tại luôn liên hệ chặt chẽ với môi trường sống xung quanh. Các loài bướm ngày cũng vậy, chúng dóng một vai trị quan trọng tạo nên sự đa dạng sinh học. Chúng giúp hoa trái thụ phấn,một số loài bướm chỉ ăn một số loài thực vật nhất định, nếu loài thực vật đó suy giảm đồng nghĩa với việc lồi bướm đó đứng trước nguy cơ tuyệt chủng . Một số loài bướm quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ rất cần được bảo vệ.
Nhóm bướm ngày (Rhopalocera) được xem là nhóm động vật ít chịu ảnh hưởng từ các xáo trộn sinh cảnh vì sự phân bố rộng rãi của chúng trong nhiều sinh cảnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sinh thái cho kết quả các khu vực bị xáo trộn có độ đa dạng lồi bướm cao hơn các khu vực khơng hoặc ít bị tác động, trong khi các báo cáo khác đã thể hiện kết quả ngược lại hoặc ghi nhận sự xáo trộn không làm ảnh hưởng đến độ đa dạng bướm ngày. Việc tác động đến sinh cảnh sống là tiêu cực hay tích cực vẫn chưa có bài nghiên cứu nào nói rõ khi mà các vấn đề cốt lõi tiêu cực chúng ta có thể nhìn thấy rõ là:
-Sự xáo trộn khu vực hoạt động ví dụ như tăng diện tích canh tác, kèm theo đó các cây bụi bị đốt cháy đó là nơi tập trung nhiều loài bướm ngày đến kiếm ăn.
- Sự suy giảm chất lượng khu vực sinh sản vì tính hẹp thực của ấu trùng và tập tính lựa chọn cây chủ làm cho chúng có vùng sinh sản hạn chế.
4.5.4. Ý nghĩa của các loài bướm ngày tại vườn quốc gia Cúc Phương trong du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Cúc phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng với chức năng, nhiệm vụ là nơi bảo tồn và lưu giữ các nguồn gen, mà còn là địa điểm tham quan, du lịch của cả nước. Chính vì vậy việc bảo tồn và nhân ni các lồi bướm ngày có màu sắc, hình dạng đẹp là vô cùng cần thiết để phục vụ việc tham quan, nghiên cứu.
Các tiêu chí để đánh giá một lồi có giá trị trong du lịch sinh thái: - Các lồi có hình dạng, màu sắc đẹp
4.6. Đặc điểm sinh học, sinh thái của mốt số loài bướm ngày tại khu vực vườn quốc gia Cúc Phương