Bướm “Trứng bay” mạo danh lớn – Hypolimnas bolia Linnaeus

Một phần của tài liệu 2020_K61_QLTNR_Le Thanh Cong (Trang 45)

Đặc điểm nhận biết: Mặt trên con đực có màu nền đen với mảng ở giữa cánh dạng "quả trứng" trên cả 4 cánh, ở chót cánh trước có một đốm trắng to và có một loạt các chấm trắng rất nhỏ chạy dọc theo gần mép ngoài của cả cánh trước lẫn cánh sau, con cái lớn hơn con đực. Bướm cái và bướm đực rất khác nhau về màu sắc và hoa văn trên cánh. Một số dạng có đốm hoa nhuốm màu xanh sẫm nhưng một số khác lại khơng có những đốm hoa này. Bướm cái bắt chước (mạo danh) loài Euploea core thuộc họ Bướm Đốm ( Danaidae) nhưng cánh to hơn với mép ngồi cánh trước hình lỏng chảo và mép ngồi cánh sau có hình vỏ sị. Sải cánh: 70-110mm.

Sinh học sinh thái: Gặp khắp nơi, thường thấy ở khu vực có cây bụi, những khoảng trống trong rừng, ven đường mòn; trong thành phố hay gặp ở những bãi trống có cây chủ. Con đực có tập tính bảo vệ lãnh địa, thường đậu trên một cành cây chìa ra ở một khoảng trống và đánh đuổi các con bướm khác bay vào khu vực của nó. Sâu ăn lá rất nhiều loại cây khác nhau thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) và họ Ơ rơ (Acanthaceace), Portulaca, Alternanthera

sessilis. Loài này thường di cư. Phân bố ở mọi độ cao, trong mọi sinh cảnh

ngoại trừ rừng nguyên sinh trên 700m. Đặc biệt phổ biến ở độ cao 1.200 và trong các bụi cây, trảng cỏ.

Phân bố: Phân bố từ Đông châu Phi và Ma-đa-ga-sca, qua các đảo trên Ấn Độ Dương và Ấn Độ đến Đơng Nam Châu Á, Tân Ghi-nê và Ơx-trây-li-a, phía Bắc đến Trung Quốc và các đảo phía Nam Nhật Bản. Phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Giá trị bảo tồn: Lồi này có khá nhiều lồi phụ, các lồi phụ khác nhau về màu sắc, chi tiết trên cánh. Theo màu sắc thì lồi phụ ở Việt Nam là H.bolina

jacintha. Là loài thường gặp ở rừng núi. Lồi thứ hai trong giống này có ở Việt

Nam là H.misippus, hiếm gặp hơn. Con đực có thể phân biệt với H.bolina bởi mặt dưới cánh sau có một chấm đen ở sát bờ cánh. Kích thước tương đối lớn, có thể đưa vào những bộ sưu tập bướm ngày.

4.6.4. Bướm cánh bản đồ dị hình – Cyrestis cocles Fabricius

Đặc điểm nhận biết: Lồi C.cocles có hai dạng khác hẳn nhau, dạng earli và dạng cocles. Hai lồi này đều dễ nhận diện: C.c.earli có màu cơ bản nâu

xám nhạt cịn C.c.cocles có màu cơ bản là sáng trắng xanh lục nhạt và to hơn một chút. Mặt trên: các mép và nửa phần gốc các cánh màu nâu xám nhạt, dải chạy ngang giữa các cánh màu trắng. Màu sắc của chúng có sự thay đổi đậm nhạt theo mùa. Vùng đuôi của cánh sau màu đất son với 2 mắt. Vùng đĩa cánh trước phía gần mép ngồi cánh màu nâu xám rất nhạt gần như sáng trắng. Mặt trên cánh trước có các mắt ở khoảng 1,3,5 và 6 và trên cánh sau có một loạt mắt xếp thành hàng ở gần mép ngoài cánh. Mặt dưới tương tự mặt trên nhưng các mắt rất rõ nét. Sải cánh: 55-60mm.

Sinh học sinh thái: Đặc điểm chung: Tất cả các loài trong giống Cyrestis đều phổ biến trong rừng và xuất hiện nhiều theo mùa. Thường gặp vào đầu mùa mưa. Bay thấp, cánh đập gắt, khó quan sát khi bay. Chúng hay sà xuống mặt đất để hút chất khoáng, khi đậu thường xoè cánh. Khi cảm thấy bị đe doạ chúng thường bay vào một cây bụi, đậu ngược ở mặt dưới lá cây. Nếu người quan sát tiếp tục đến gần, nó lại bay nhanh ra xa và đậu ở tư thế tương tự. Sâu của giống

Cyrestis được ghi nhận ăn lá một số loài cây trong họ Dâu tằm (Moraceae). Tại

vườn quốc gia Cúc Phương bắt gặp khá ít. Phân bố ở độ cao 700.

Phân bố: Sikkim, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam.Cả bốn loài trong giống Cyrestis đều phân bố rộng trên toàn Việt Nam.

Gía trị bảo tồn: Lồi này tuy phân bố rộng nhưng số lượng cịn hạn chế. Là loài khá nhạy cảm trong việc bị tác động bởi con người. Màu sắc là tông màu sáng, bắt mắt, có thể đưa vào các bộ sưu tập bướm ngày.

4.6.5. Bướm giáp cánh ren cam đỏ – Cethosia biblis Drury

Họ bướm giáp – Nymphalidae

Hình 4.9: Bướm giáp cánh ren cam đỏ – Cethosia biblis Drury

Đặc điểm nhận biết: Con đực lồi C.biblis có mặt trên cánh màu cam đỏ, nửa ngoài cánh trước màu đen với các vạch trắng hình móng ngựa và các chấm trắng xếp thành hai hàng, viền cánh đen và có các đường trắng chạy theo mép răng cưa của cánh. Mặt dưới có kiểu màu sắc phức tạp với các màu trắng, cam, đỏ, đen. Con cái tương tự con đực nhưng màu nền vàng xám đôi khi tối xậm như màu đất xỉn hơn và cánh trước có phần đen chiếm gần hết cánh. Ở lồi

C.cyane, gần chót cánh trước có một dải xiên rộng màu trắng. Mặt trên cánh

sau màu đất son, nhưng mép ngoài cánh và những hàng hoa văn, chấm chạy theo gần mép cánh có màu đen. Sải cánh: 70-80mm.

Sinh học sinh thái: Thường gặp ở khoảng trống trong rừng. Cũng phổ biến ở khu dân cư, gần nơi có cây chủ của chúng. Đẻ trứng trên dây nhãn lồng (Passiflora sp.), họ Nhãn lồng (Passifloraceae). Sâu sống thành đàn. Phân bố ở mọi độ cao, các khu rừng thứ sinh và chúng cịn phổ biến ở các khu nơng nghiệp ở độ cao dưới 700m.

Giá trị bảo tồn: Là loài phân bố rộng nhưng khơng thường xun bắt gặp, có màu sắc đẹp. Nên nhân ni trong các trang trại để phục vụ cho các mục đích khác nhau.

4.7. Một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học bướm ngày ngày

Có thể nói, đa dạng sinh học đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia. Nếu chúng ta biết quản lý, giám sát để sử dụng một cách bền vững thì đây chính là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch bền vững; là nền tảng của y dược truyền thống phương Đông; là ngân hàng gen vô cùng quý giá tạo giống vật ni, cây trồng, phục vụ cho q trình cơng nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

Đối với bướm ngày, hiện nay đã và đang suy giảm cả về số lượng và thành phần lồi, có những lồi đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Có hai ngun nhân chính là do biến đổi khí hậu và con người. Những ảnh hưởng của con người chủ yếu làm suy thoái hay mất đi sinh cảnh sống của chúng, điều này liên quan đến những tập tính của chúng bị thay đổi đột ngột ví dụ như tập tính sinh sản, tập tính kiếm ăn dẫn đến thành phần lồi hay số lượng loài suy giảm.

Tác động đến sinh cảnh sống: Những khu rừng nguyên sinh bị phá hoại, phá hủy sinh cảnh sống của lồi là mối đe dọa. Nhiều lồi có tập tính sinh sản rất hạn chế việc chọn cây chủ, chính vì vậy mất nơi cư trú tác động rất mạnh đến việc duy trì giống lồi, có nguy cơ tuyệt chủng. Nạn phá rừng, thay đổi mục đích sử dụng đất rừng diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng ngun sinh cịn khoảng 10%.

Tại vườn quốc gia Cúc Phương người dân chủ yếu trồng trọt và chăn ni nên xảy ra tình trạng tập trung săn bắt, phá rừng làm nương rẫy khá mạnh mẽ trước đây. “Theo lời phỏng vấn cán bộ vườn quốc gia cũng như người dân

nơi đây, hiện nay công tác quản lý bảo vệ đã chặt chẽ hơn, người dân có ý thức cao hơn trong việc chung tay bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học”.

Khai thác và săn bắt: Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc số lượng loài bị suy giảm nghiêm trọng. Việc khai thác trái phép diễn ra mạnh, đặc biệt vào mùa vũ hóa. Những lồi bướm đẹp, sặc sỡ bị bắt, khai thác kiệt quệ để phục vụ vào mục đích kinh tế như tranh bướm, bộ sưu tập.

Ơ nhiễm mơi trường: Xây dựng các địa điểm tham quan du lịch làm các sinh cảnh sống của bướm ngày bị chia cắt. Các hoạt động hằng ngày của con người cũng làm tăng lượng rác thải như rác thải sinh hoạt, rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt các lồi cơn trùng gây hại những cũng có thể tiêu diệt các lồi cơn trùng trong cùng một sinh cảnh, ô nhiễm khơng khí nặng nề.

Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học. Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu tồn cầu. Trong bối cảnh đó, các hệ sinh thái vốn đã bị chia cắt chắc chắn sẽ phản ứng kém hơn đối với những biến đổi này và có thể khơng tránh khỏi sự mất mát với tốc độ rất cao các loài sinh vật.

Theo kịch bản do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường xây dựng, nếu nước biển dâng cao từ 75 cm đến 1 m thì khoảng 20 - 38% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long và khoảng 11% diện tích đồng bằng sơng Hồng bị ngập. 78 trong số 286 “sinh cảnh sống tự nhiên trọng yếu”, 46 khu bảo tồn, 9 khu đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế và 23 khu đa dạng sinh học khác ở Việt Nam sẽ bị tác động nghiêm trọng.

4.8. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn các loài bướm ngày tại vườn quốc gia Cúc Phương

nhiều hệ sinh thái đa dạng, bao gồm cả trên cạn và dưới nước, đã bị suy thoái trầm trọng hoặc bị hủy diệt, nhiều loài động thực vật đã bị tuyệt chủng. Hậu quả của suy thoái tài nguyên thiên nhiên và thất thốt đa dạng sinh học này là rất lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển bền vững trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Vì vậy đa dạng sinh học chính là cơ sở để có thể phát triển bền vững.

Đánh giá thực trạng các vấn đền liên quan tới công tác bảo tồn tại khu vực vườn quốc gia Cúc Phương, qua đó xây dựng kế hoạch nhằm ngăn chặn các nguy cơ đe dọa tới đa dạng sinh học.

Qua thời gian thực tập tại vườn quốc gia Cúc Phương cùng với kết quả nghiên cứu, sử dụng, kế thừa tài liệu, luận văn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển loài bướm ngày.

4.8.1. Các biện pháp quản lý chung

Xây dựng các quỹ bảo tồn và phát triển các lồi bướm ngày nói riêng và đa dạng sinh học nói chung. Đầu tư về trang thiết bị điều tra, giám sát và cảnh báo thiên tai. Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chun mơn, năng lực cơng tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Tiếp tục tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tượng tham gia.

Xúc tiến hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, điều này ban quản lí vườn quốc gia Cúc Phương đã và đang làm rất tốt. Vườn quốc gia Cúc Phương có trung tâm giáo dục mơi trường và dịch vụ, trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật. Thu hút nguồn vồn đầu tư, con người trong và ngoài nước chung tay nghiên cứu, bảo vệ các loài sinh vật đang dần nguy cấp về số lượng loài.

Xây dựng lực lượng tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt tránh tình trạng săn bắt, bn bán trái phép các lồi bướm ngày do nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên, có những lồi bướm ngày cũng như cơn trùng nói chung trong sách đỏ.

1. Thực hiện tốt việc điều tra giám sát, nắm được hiện trạng của các loài cũng như phân bố của các lồi điều tra.

2. Thu thập các thơng tin sinh học sinh thái của các loài, đặc biệt là các lồi có nguy cơ tuyệt chủng cao. Các thơng tin cần thu thập là thức ăn, nơi cư trú, tập tính sinh sản, quan hệ giữa các lồi và mơi trường sống.

3. Đưa ra các biện pháp kĩ thuật nhằm giảm thiểu nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứu tình trạng các lồi bướm ngày WebGis chạy trên nền Google maps API (internet) hoặc bất kỳ cơ sở dữ liệu nào đó giúp lưu trữ, sửa đổi thơng tin nhanh chóng, hiệu quả.

Tìm hiểu các lồi cây thức ăn của bướm ngày để áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động lên sinh cảnh sống của các loài bướm ngày. Khi hệ thực vật trở nên phong phú, nguồn thức ăn của bướm ngày trở nên dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản và phát triển.

4.8.2. Các biện pháp quản lí cụ thể 4.8.2.1. Cơng tác giám sát 4.8.2.1. Công tác giám sát

Lập các tuyến điều tra, đây là phương pháp tối ưu nhất để điều tra, đánh giá số lượng loài và thành phần loài. Theo phỏng vấn cán bộ và người dân tại vườn quốc gia Cúc Phương, mùa bướm tại đây vào tháng 4 và tháng 5 nên công tác điều tra giám sát thường xuyên trong năm để luôn cập nhật những thông tin mới nhất về sự thay đổi số lượng hoặc thành phần lồi.

Cần thường xun cập nhật thơng tin về nhiệt độ, lượng mưa tại các trạm khí tượng để có biện pháp kịp thời khi thấy có sự thay đổi của loài.

Đối với những loài quý hiếm hoặc mới phát hiện cần chú ý thu thập nhiều hơn những thông tin về đặc điểm sinh học sinh thái. Từ đó có những biện pháp làm thu hút chúng thông qua các biện pháp kĩ thuật lâm sinh tạo ra môi trường

dõi sự biến động sinh cảnh. Luôn theo dõi các sinh cảnh sống của loài qua cập nhật ảnh vệ tinh như Google Satellite và kết hợp điều tra thực địa nếu thấy sinh cảnh bị tác động cần có những biện pháp kịp thời.

4.8.2.2. Thu thập các thông tin các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài chủ yếu của các loài chủ yếu

Để thu thập thơng tin các lồi chủ yếu ta cần đầu tư mạnh mẽ các công tác điều tra, nghiên cứu. Những loài bướm ngày quý hiếm hiện nay nói chung đang dần có số lượng lồi bị hạn chế do sinh cảnh sống bị mất, con người khái thác cạn kiệt. Cần có những biện pháp kĩ thuật thực tiễn ngoài việc kế thừa các bài nghiên cứu, luận văn.

- Như đã biết vòng đời của bướm bắt đầu giai đoạn trứng. Bướm thường chọn những cây thức ăn ưa thích của chúng. Một số loài rất hạn chế việc chọn loài cây chủ. Xây dựng các mơ hình, trang trại ni bướm với các lồi thực vật là thức ăn của những lồi này cũng là hình thức đặc biệt tối ưu.

- Tiến hành nuôi sâu non của nhưng lồi này trong phịng thí nghiệm đối vơi từng nhóm lồi.

4.8.2.3. Các biện pháp kĩ thuật

Qua việc tìm hiểu về các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày bên trên, ta cần triển khai một số biện pháp sau:

- Xây dựng mơ hình, trang trại thử nghiệm nuôi bướm ngày, đặc biệt khuyến khích, hỗ trợ vốn cho người dân xây dựng các cơ sở nuôi bướm quanh vùng đệm của vườn quốc gia.

- Hiện đại hóa các trang thiết bị theo dõi thời tiết tại các trạm khí tượng, xây dựng hệ thống các nút giao thơng, đường xuyên rừng để thuận lợi cho quá trình giám sát, điều tra.

- Trồng các loài hoa quanh năm dọc các tuyến đường mòn, các lối đi thoáng đãng nhằm cũng cấp thức ăn, mở rộng sinh cảnh sống cho các loài bướm ngày. Hiện tại vườn quốc gia Cúc Phương cũng đã tiến hành trồng 2 hàng hoa

Một phần của tài liệu 2020_K61_QLTNR_Le Thanh Cong (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)