Xây dựng các quỹ bảo tồn và phát triển các lồi bướm ngày nói riêng và đa dạng sinh học nói chung. Đầu tư về trang thiết bị điều tra, giám sát và cảnh báo thiên tai. Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chun mơn, năng lực cơng tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Tiếp tục tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tượng tham gia.
Xúc tiến hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, điều này ban quản lí vườn quốc gia Cúc Phương đã và đang làm rất tốt. Vườn quốc gia Cúc Phương có trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ, trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật. Thu hút nguồn vồn đầu tư, con người trong và ngoài nước chung tay nghiên cứu, bảo vệ các loài sinh vật đang dần nguy cấp về số lượng loài.
Xây dựng lực lượng tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt tránh tình trạng săn bắt, bn bán trái phép các lồi bướm ngày do nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên, có những lồi bướm ngày cũng như cơn trùng nói chung trong sách đỏ.
1. Thực hiện tốt việc điều tra giám sát, nắm được hiện trạng của các loài cũng như phân bố của các loài điều tra.
2. Thu thập các thông tin sinh học sinh thái của các lồi, đặc biệt là các lồi có nguy cơ tuyệt chủng cao. Các thơng tin cần thu thập là thức ăn, nơi cư trú, tập tính sinh sản, quan hệ giữa các lồi và mơi trường sống.
3. Đưa ra các biện pháp kĩ thuật nhằm giảm thiểu nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứu tình trạng các lồi bướm ngày WebGis chạy trên nền Google maps API (internet) hoặc bất kỳ cơ sở dữ liệu nào đó giúp lưu trữ, sửa đổi thơng tin nhanh chóng, hiệu quả.
Tìm hiểu các lồi cây thức ăn của bướm ngày để áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động lên sinh cảnh sống của các loài bướm ngày. Khi hệ thực vật trở nên phong phú, nguồn thức ăn của bướm ngày trở nên dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản và phát triển.