ngày
Có thể nói, đa dạng sinh học đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia. Nếu chúng ta biết quản lý, giám sát để sử dụng một cách bền vững thì đây chính là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch bền vững; là nền tảng của y dược truyền thống phương Đông; là ngân hàng gen vô cùng quý giá tạo giống vật ni, cây trồng, phục vụ cho q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hoá đất nước.
Đối với bướm ngày, hiện nay đã và đang suy giảm cả về số lượng và thành phần lồi, có những lồi đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Có hai nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu và con người. Những ảnh hưởng của con người chủ yếu làm suy thoái hay mất đi sinh cảnh sống của chúng, điều này liên quan đến những tập tính của chúng bị thay đổi đột ngột ví dụ như tập tính sinh sản, tập tính kiếm ăn dẫn đến thành phần lồi hay số lượng loài suy giảm.
Tác động đến sinh cảnh sống: Những khu rừng nguyên sinh bị phá hoại, phá hủy sinh cảnh sống của loài là mối đe dọa. Nhiều lồi có tập tính sinh sản rất hạn chế việc chọn cây chủ, chính vì vậy mất nơi cư trú tác động rất mạnh đến việc duy trì giống lồi, có nguy cơ tuyệt chủng. Nạn phá rừng, thay đổi mục đích sử dụng đất rừng diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng ngun sinh cịn khoảng 10%.
Tại vườn quốc gia Cúc Phương người dân chủ yếu trồng trọt và chăn ni nên xảy ra tình trạng tập trung săn bắt, phá rừng làm nương rẫy khá mạnh mẽ trước đây. “Theo lời phỏng vấn cán bộ vườn quốc gia cũng như người dân
nơi đây, hiện nay công tác quản lý bảo vệ đã chặt chẽ hơn, người dân có ý thức cao hơn trong việc chung tay bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học”.
Khai thác và săn bắt: Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc số lượng loài bị suy giảm nghiêm trọng. Việc khai thác trái phép diễn ra mạnh, đặc biệt vào mùa vũ hóa. Những lồi bướm đẹp, sặc sỡ bị bắt, khai thác kiệt quệ để phục vụ vào mục đích kinh tế như tranh bướm, bộ sưu tập.
Ô nhiễm môi trường: Xây dựng các địa điểm tham quan du lịch làm các sinh cảnh sống của bướm ngày bị chia cắt. Các hoạt động hằng ngày của con người cũng làm tăng lượng rác thải như rác thải sinh hoạt, rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt các lồi cơn trùng gây hại những cũng có thể tiêu diệt các loài côn trùng trong cùng một sinh cảnh, ơ nhiễm khơng khí nặng nề.
Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học. Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu tồn cầu. Trong bối cảnh đó, các hệ sinh thái vốn đã bị chia cắt chắc chắn sẽ phản ứng kém hơn đối với những biến đổi này và có thể khơng tránh khỏi sự mất mát với tốc độ rất cao các loài sinh vật.
Theo kịch bản do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường xây dựng, nếu nước biển dâng cao từ 75 cm đến 1 m thì khoảng 20 - 38% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long và khoảng 11% diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập. 78 trong số 286 “sinh cảnh sống tự nhiên trọng yếu”, 46 khu bảo tồn, 9 khu đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế và 23 khu đa dạng sinh học khác ở Việt Nam sẽ bị tác động nghiêm trọng.
4.8. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn các loài bướm ngày tại vườn quốc gia Cúc Phương
nhiều hệ sinh thái đa dạng, bao gồm cả trên cạn và dưới nước, đã bị suy thoái trầm trọng hoặc bị hủy diệt, nhiều loài động thực vật đã bị tuyệt chủng. Hậu quả của suy thoái tài nguyên thiên nhiên và thất thoát đa dạng sinh học này là rất lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển bền vững trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Vì vậy đa dạng sinh học chính là cơ sở để có thể phát triển bền vững.
Đánh giá thực trạng các vấn đền liên quan tới công tác bảo tồn tại khu vực vườn quốc gia Cúc Phương, qua đó xây dựng kế hoạch nhằm ngăn chặn các nguy cơ đe dọa tới đa dạng sinh học.
Qua thời gian thực tập tại vườn quốc gia Cúc Phương cùng với kết quả nghiên cứu, sử dụng, kế thừa tài liệu, luận văn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển loài bướm ngày.