THÔNG TIN ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC THÁNG 11-2017 1 Đề tài: Xây dựng và ứng dụng Chỉ số căng thẳng tài chính cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Bản-tin-NCKH-số-11-Tháng-11.2017 (Trang 45 - 46)

3. Các vấn đề và thách thức

THÔNG TIN ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC THÁNG 11-2017 1 Đề tài: Xây dựng và ứng dụng Chỉ số căng thẳng tài chính cho Việt Nam

1. Đề tài: Xây dựng và ứng dụng Chỉ số căng thẳng tài chính cho Việt Nam

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Chí Đức, Đại học Ngân hàng TP.HCM Mã số: ĐTNH.030/16

Năm hoàn thành: 2017 Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Tổng quan về ổn định tài chính, căng thẳng tài chính và cách đo lường. - Phương pháp xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính (FSI) cho Việt Nam. - Ứng dụng FSI tại Việt Nam.

Mơ tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính (FSI) cho Việt Nam, giúp cho cơ quan quản lý đo lường, đánh giá tình trạng hệ thống tài chính để có biện pháp ứng phó kịp thời và phù hợp, đề tài được kết cấu thành 03 chương với các nội dung cụ thể như sau:

Chương 1 nghiên cứu tổng quan về ổn định tài chính, căng thẳng tài chính và cách đo lường, bao gồm các khái niệm và cách đo lường ổn định tài chính; các khái niệm và cách xác định căng thẳng tài chính; khái quát các chỉ số căng thẳng tài chính áp dụng trên thế giới, kinh nghiệm xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính và bài học cho Việt Nam. Theo nhóm nghiên cứu, có 05 vấn đề cần rút ra khi xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính ở Việt Nam, cụ thể:

(i) Cần phải định nghĩa được căng thẳng tài chính, các biểu hiện và lựa chọn các biến có thể đo lường được.

(ii) Các biến căng thẳng tài chính phải đảm bảo thể hiện được đặc điểm của hệ thống cần đo lường.

(iii) Số lượng biến tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, thường ít hơn đối với mục tiêu so sánh các quốc gia với nhau, nhiều hơn với mục tiêu xây dựng FSI tổng hợp của 1 quốc gia.

(iv) Vấn đề quan trọng trong việc xây dựng FSI là cách kết hợp những chỉ số thành phần.

(v) Việc đánh giá một chỉ số FSI là tốt hay không phụ thuộc vào khả năng đo lường những căng thẳng tài chính trên thực tế của nó.

Chương 2 nghiên cứu về phương pháp xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính cho Việt Nam (VNFSI), bao gồm các nội dung: (i) Tiêu chuẩn lựa chọn các biến số cho FSI Việt

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 41 Nam; (ii) Mô tả dữ liệu và các biến số sử dụng; (iii) Cách kết hợp các biến để xây dựng FSI; (iv) Kết quả FSI theo phương pháp phương sai đồng đều (EV)và phương pháp phân tích thành phần chính (PCA). Theo nhóm nghiên cứu, các biến số cho FSI Việt Nam được lựa chọn đảm bảo 4 tiêu chuẩn: bao quát được các bộ phận của hệ thống tài chính VN; thể hiện được sự căng thẳng của hệ thống tài chính VN; có tần suất dữ liệu cao và có mối quan hệ với nền kinh tế thực. Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 10 biến, áp dụng 02 phương pháp phân tích và so sánh kết quả làm cơ sở cho các đề xuất ứng dụng FSI tại Việt Nam.

Chương 3 của đề tài tập trung trình bày việc ứng dụng của FSI trong việc đo lường căng thẳng tài chính ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy VNFSI của cả 2 phương pháp phân tích đều phản ánh khá tốt diễn biễn của hệ thống tài chính Việt Nam. Ngồi việc đo lường rủi ro hệ thống, nhóm nghiên cứu cho rằng VNFSI cịn có thể sử dụng để thiết lập mơ hình dự báo khủng hoảng tài chính và nghiên cứu mối quan hệ giữa căng thẳng tài chính với nền kinh tế thực cũng như phân tích cơ chế lan truyền căng thẳng tài chính giữa Việt Nam với các nước trong khu vực hoặc các nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ về thương mại và đầu tư..

Trở lại trang đầu

Một phần của tài liệu Bản-tin-NCKH-số-11-Tháng-11.2017 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)