Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Chủ biên) (Trang 35)

b/ Cá nhân hoặc tổ chức phạm tội (người phạm tội):

7.1.1.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự

Dựa trên tính đặc trưng của đối tượng điều chỉnh của luật hình sự, các nhà khoa học pháp lý và các chuyên gia trong lĩnh vực hình sự ở Việt nam gọi phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp quyền uy. Sở dĩ gọi đó là phương pháp quyền uy bởi lẽ phương pháp này sử dụng quyền lực Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến quan hệ pháp luật hình sự, trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Cụ thể, tính quyền uy của phương pháp điều chỉnh của luật hình sự được thể hiện như sau:

+ Trong QHPLHS, các cơ quan đại diện cho quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp hình sự có quyền sử dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế mà pháp luật cho phép để giải quyết các yêu cầu về nội dung và mục đích của pháp luật hình sự. Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu TNHS, phải chịu hình phạt.

+ Trong QHPLHS, người phạm tội, do thực hiện các hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội được Nhà nước bảo hộ và bị luật hình sự coi là tội phạm nên phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tội phạm đã gây ra. Trách nhiệm này phải do chính chủ thể phạm tội gánh chịu một cách trực tiếp chứ không thể “chuyển” hay uỷ thác cho một người nào khác.

+ Trong QHPLHS, người phạm tội khơng có quyền từ chối hình phạt hay thoả thuận với Nhà nước về mức hình phạt. Quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội là quan hệ gần như một chiều, người phạm tội luôn phải tuân theo những quyết định có hiệu lực của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Chủ biên) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)