Ngoài việc nêu nguyên tắc và cơ chế bảo đảm công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức đơn vị nói chung, Luật Phịng, Chống tham nhũng 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) từ Điều 13 đến Điều 30 đã quy định những nội dung công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực. Đây là những lĩnh vực trên thực tế xảy ra nhiều tham nhũng, gây thất thoát một lượng lớn tiền, tài sản của Nhà nước cũng như có nhiều sự phiền hà, sách nhiễu, bao gồm:
+ Mua sắm công và xây dựng cơ bản; + Quản lý dự án đầu tư xây dựng; + Tài chính và ngân sách nhà nước;
+ Huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; + Quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ;
+ Quản lý doanh nghiệp nhà nước;
+ Cổ phần hoá doanh nghiệp của nhà nước; + Sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước; + Kiểm toán việc sử dụng ngân sách nhà nước; + Tài nguyên, môi trường;
+ Quản lý, sử dụng nhà ở; + Giáo dục, cụ thể; + Y tế;
+ Khoa học - công nghệ; + Thể dục, thể thao;
+ Văn hóa, thơng tin, truyền thơng; + Nông nghiệp và phát triển nông thôn; + Thực hiện các chính sách an sinh xã hội; + Thực hiện chính sách dân tộc;
+ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước; + Giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; + Tư pháp;
+ Tổ chức - cán bộ;
Ngoài việc quy định những lĩnh vực phải cơng khai, minh bạch, Luật Phịng, Chống tham nhũng 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) còn quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi những quyết định, hành vi của mình. Trình tự, thủ tục của việc giải trình được quy định trong các văn bản hướng dẫn dưới luật. Bên cạnh đó báo cáo hằng năm về phịng, chống tham nhũng của Chính phủ
cũng phải được cơng khai. Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về cơng tác phịng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về cơng tác phịng, chống tham nhũng ở địa phương.