Việt Nam vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội (cờ bạc, ma tuý, mại dâm...) nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự;
+ Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đã nhiều lần bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tái phạm nên cần phải áp dụng đối với họ những biện pháp xử lý khác nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật;
+ Thẩm quyền quyết định thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã; + Thủ tục quyết định áp dụng chặt chẽ, qua nhiều khâu xét duyệt vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, tự do của mỗi cá nhân;
+ Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG 8
1/ Phân tích khái niệm vi phạm hành chính?
2/ Phân tích các dấu hiệu cấu thành của vi phạm hành chính? 3/ Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm?
4/ Phân tích khái niệm trách nhiệm hành chính?
5/ Trình bày các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Hiến pháp năm 2013.
2/ Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 3/ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
4/ Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb.Cơng an nhân dân, Hà Nội 2016.
5/ Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003.
6/ Khoa Luật - Đại học Quốc gia, Giáo trình Luật Hành chính, Nxb. Đại học quốc gia, Hà nội 2015.
CHƯƠNG 9
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Chương này đề cập đến những nội dung pháp lý cơ bản về tham nhũng và phòng chống tham nhũng, giúp người học nhận thức được các hiện tượng tham nhũng, tác hại của tham nhũng và cơ sở pháp lý cho việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Các nội dung được đề cập trong chương này bao gồm: Khái niệm, dấu hiệu đặc trưng, tác hại và các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành; Khái niệm và nguồn của pháp luật phòng chống tham nhũng; Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, công dân và các tổ chức xã hội đối với phòng, chống tham nhũng; Các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.
9.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
9.1.1. Khái quát chung về tham nhũng
9.1.1.1. Khái niệm về tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện từ rất sớm cùng với sự hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước và các quyền lực công khác. Tham nhũng xảy ra ở các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau từ chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa cho đến xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật... mỗi quốc gia có những quan niệm khác nhau về tham nhũng và phòng chống tham nhũng.
Trong xã hội hiện đại, tham nhũng gắn liền với quyền lực và xảy ra ở tất các các quốc gia khơng phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế. Theo nghĩa rộng, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để tư lợi. Tham nhũng không chỉ diễn ra ở khu vực nhà nước đối với người có chức vụ, quyền hạn mà cịn xuất hiện ở cả những khu vực kinh tế khác. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để tư lợi. Đây là những cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của nhà nước.
Ở nước ta, khái niệm tham nhũng chính thức được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, Chống tham nhũng 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) như sau: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”
9.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tham nhũng
Với cách hiểu về tham nhũng như đã nêu trên và theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, tham nhũng có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất: chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn.
Khoản 2 Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã xác định: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”. Như vậy,
chỉ những người thực hiện chức năng đại diện quyền lực nhà nước, chức năng tổ chức, điều hành, quản lý hành chính, tổ chức sản xuất mới được coi là người có chức vụ, quyền hạn.
Người có chức vụ, quyền hạn là những chủ thể được xác định theo Khoản 3 Điều 1, Luật Phòng, Chống tham nhũng 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) bao gồm:
“a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó”.
Đây là những chủ thể đang được nhà nước giao giữ những trọng trách nhất định, thay mặt nhà nước thực hiện các chức năng của nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh phòng, chống những hành vi tham nhũng xảy ra phổ biến nhất ở những đối tượng có cơ hội tham nhũng nhiều nhất làm cho việc chống tham nhũng trở nên có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời việc giới hạn chủ thể của tham nhũng cũng để phù hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu... Như vậy, việc chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay chỉ chủ yếu tập trung trong khu vực công, gắn liền với con người, tài sản, vốn của nhà nước.
- Thứ hai, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao.
Khi thực hiện hành vi tham nhũng, chủ thể tham nhũng phải sử dụng
“chức vụ, quyền hạn” như một phương tiện để mang lại lợi ích vật chất
hoặc lợi ích phi vật chất cho bản thân, gia đình hoặc người khác. Đây là dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều bị coi là hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhưng khơng nhằm mục đích vụ lợi thì hành vi đó có thể cấu thành hành vi vi phạm pháp luật khác mà không phải là tham nhũng.
- Thứ ba, mục đích của tham nhũng là vụ lợi.
Hành vi tham nhũng là những hành vi được thực hiện với lỗi cố ý và mục đích là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi khơng cố ý thì hành vi đó khơng phải là hành vi tham nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi tham nhũng. Đây là dấu hiệu cơ bản để
phân biệt hành vi tham nhũng với hành vi cố ý làm trái. Lợi ích vật chất hoặc phi vật chất mà chủ thể tham nhũng đạt được rất đa dạng. Nếu chỉ dựa vào tài sản phát hiện được hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng đạt được thì sẽ khơng đầy đủ. Hơn thế nữa, lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất nhiều lúc đan xen rất khó phân biệt rạch rịi nên đối với hành vi tham nhũng, hậu quả vật chất không phải trường hợp nào cũng là dấu hiệu bắt buộc.
9.1.1.3. Tác hại của tham nhũng đối với đời sống xã hội
Tham nhũng gây ra những tác động tiêu cực đối với rất nhiều lĩnh vực của đời sống trên các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội. Cụ thể: