Các hình phạt bổ sung:

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Chủ biên) (Trang 62 - 65)

Các hình phạt bổ sung áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền (khi khơng áp dụng là hình phạt chính).

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định:

Đây là hình phạt bổ sung được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.

Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Cấm huy động vốn: Đây là hình phạt bổ sung được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Với loại hình phạt bổ sung này, Tịa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn sau đây:

+ Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư; + Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;

+ Cấm huy động vốn khách hàng;

+ Cấm liên doanh, liên kết trong và ngồi nước; + Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

7.3.3. Các biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam

Các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự bao gồm những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với chủ thể phạm tội hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây nguy hiểm cho xã hội và giáo dục họ trở thành những cơng dân có ích cho xã hội. So với các hình phạt, các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam được xem là những biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt.

Chế định về các biện pháp tư pháp được quy định tại Chương 7 BLHS 2015 gồm 4 Điều (Từ Điều 46 đến Điều 49), theo đó bao gồm 2 nhóm:

Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội và Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

* Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội, bao gồm:

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi.

+ Bắt buộc chữa bệnh.

* Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm:

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.

+ Khơi phục lại tình trạng ban đầu.

+ Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG 7

1/ Trình bày khái niệm về luật hình sự, các nguyên tắc pháp lý cơ bản của luật hình sự và nguồn pháp luật hình sự ở Việt nam hiện nay?

2/ Trình bày khái niệm tội phạm, đặc điểm của tội phạm và phân loại tội phạm?

3/ So sánh tội phạm với các loại vi phạm pháp luật khác?

4/ Trình bày khái niệm hình phạt, đặc điểm của hình phạt và các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt ở Việt nam?

5/ So sánh hình phạt với các loại chế tài pháp luật khác?

6/ Trình bày nội dung pháp lý về đồng phạm, phịng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết?

7/ Trình bày về các loại lỗi trong luật hình sự, qua đó phân biệt các loại lỗi?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2016.

3. Lê Tiến Châu (chủ biên), Giới thiệu những nội dung mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (so sánh với Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

4. Lê Văn Cảm, Nhận thức khoa học về phần chung pháp luật hình

sự Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà nội, 2018

5. Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học Bộ Luật Hình Sự năm 2015 (phần chung), Nhà xuất bản Tư pháp, 2018

6. Trần Minh Hưởng, So sánh Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa

đổi, bổ sung năm 2009) với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất bản Lao động, 2018.

CHƯƠNG 8

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

Nhằm cung cấp kiến thức pháp lý thuộc lĩnh vực Luật Hành chính cho người học, Chương 8 của giáo trình sẽ đề cập đến một số nội dung cơ bản như: Khái niệm chung về Luật Hành chính (Khái niệm, Đối tượng điều chỉnh, Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính); Quan hệ pháp luật hành chính (Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính, chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hành chính); Vi phạm pháp luật hành chính và Trách nhiệm hành chính khi có sự vi phạm.

8.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

8.1.1. Khái niệm Luật Hành chính

Luật hành chính Việt Nam là một ngành luật về quản lý Nhà nước, do vậy, muốn hiểu rõ khái niệm Luật Hành chính, trước hết cần hiểu rõ khái niệm thế nào là “quản lý”, “quản lý nhà nước” và “quản lý hành chính nhà nước”.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ (Chủ biên) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)