c. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước:
8.3.1. Vi phạm pháp luật hành chính
a. Định nghĩa vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của loại vi phạm này thấp hơn so với tội phạm. Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, đặc biệt xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm nhằm tạo cơ sở cần thiết cho việc xử lý cũng như
đấu tranh phịng, chống có hiệu quả các vi phạm hành chính việc đưa ra một định nghĩa thống nhất về vi phạm hành chính là thực sự cần thiết.
Định nghĩa vi phạm hành chính lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 1, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 như sau: “Vi
phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà khơng phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử phạt vi phạm hành chính”. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam, khái niệm vi
phạm hành chính cũng đã được thay đổi cho phù hợp. Cụ thể khái niệm này đã được điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995; tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, nhưng khái niệm vi phạm hành chính tại các văn bản pháp luật này đều thống nhất với nhau về các dấu hiệu bản chất của vi phạm hành chính: “Vi phạm hành chính là hành vi
có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Như vậy, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm.
b. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
Để xác định một hành vi xảy ra trong thực tiễn có là hành vi vi phạm hành chính hay khơng thì phải căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Giống như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố, bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt khách thể và chủ thể.
+ Mặt khách quan
- Dấu hiệu bắt buộc là hành vi vi phạm hành chính (là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm). Việc bị ngăn cấm thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Những hành vi này bị pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính.
Như vậy, khi xem xét để đi đến kết luận rằng hành vi của cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay khơng, bao giờ cũng phải có những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính. Cần tránh tình trạng áp dụng “nguyên tắc suy đoán” hoặc “áp dụng tương tự pháp luật” trong việc xác định vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân.
+ Mặt chủ quan
- Dấu hiệu bắt buộc là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý (người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vơ tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được điều đó hoặc nhận thức được nhưng vẫn cố tình thực hiện vi phạm.
- Nếu xác định rằng, chủ thể thực hiện hành vi khi khơng có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì kết luận rằng khơng có vi phạm hành chính xảy ra.
+ Mặt chủ thể
- Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
- Theo quy định của pháp luật, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện với lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm đốn nhưng vẫn cố tình thực hiện.
- Người đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp.
- Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
+ Mặt khách thể
- Dấu hiệu khách thể để nhận biết vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.