- Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã, quận chia thành phường
1.2.3. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là một hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, mang tính quyền lực nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa, được thành lập và tổ chức trên cơ sở các nguyên tắc chính trị - xã hội tạo thành một cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Mỗi bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động xuất phát từ bản chất của nhà nước, cũng như các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả thì bộ máy nhà nước cần được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và khi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thay đổi thì bộ
máy nhà nước cũng cần có những thay đổi theo cho phù hợp. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992. Hiến pháp năm 2013 vẫn kế thừa nhưng cũng có sự phát triển mơ hình của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước đây, xác định rõ nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cũng đã được xác định cụ thể và đặc biệt Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thêm một số cơ quan trong bộ máy nhà nước. Nhìn chung bộ máy của nhà nước ta theo Hiến pháp năm 2013 bao gồm các ba hệ thống cơ quan: