Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân:

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ (Chủ biên) (Trang 95 - 96)

- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà

a/ Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân:

Cá nhân là chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm: Cơng dân, người nước ngồi và người khơng có quốc tịch.

* Công dân: Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam quy định: “Công dân nước CHXHCN Việt nam là người có quốc tịch Việt nam” (Điều 17 -

Hiến pháp 2013). Đây là loại chủ thể phổ biến và chủ yếu của các quan hệ pháp luật. Khi xác định năng lực chủ thể của loại chủ thể này cần lưu ý một số điểm sau:

- Năng lực pháp luật của công dân do nhà nước quy định, gắn liền với công dân từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Về nguyên tắc mọi cơng dân đều có năng lực pháp luật như nhau trừ trường hợp bị pháp luật hạn chế hoặc bị Tòa án tước đoạt.

- Khác so với năng lực pháp luật, năng lực hành vi của công dân chỉ xuất hiện khi công dân đã đạt đến độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định khác. Trong đa số các nhóm quan hệ pháp luật, nhìn chung pháp luật nhiều nước trên thế giới đều xác định độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và khả năng nhận thức được hậu quả của việc mình làm là những điều kiện cơ bản để công nhận năng lực hành vi cho các công dân. Tuy nhiên, độ tuổi này không phải là quy định áp dụng chung cho mọi loại quan hệ pháp luật. Tùy thuộc vào từng loại quan hệ cụ thể, độ tuổi để xác

định năng lực hành vi của cơng dân có thể được pháp luật quy định cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của quan hệ xã hội và điều kiện phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia.

Ngồi tiêu chí về độ tuổi và khả năng nhận thức, việc xác định năng lực hành vi cịn có thể dựa trên những tiêu chí khác mà pháp luật địi hỏi như: trình độ chun mơn, kinh nghiệm làm việc, tình trạng sức khỏe và giới tính, tình trạng tài sản...

Khi cơng dân có đủ các năng lực pháp luật và năng lực hành vi thì người này có thể trực tiếp tham gia các quan hệ pháp luật mà nhà nước cho phép để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đó. Tuy nhiên trên thực tế, khơng phải mọi chủ thể của quan hệ pháp luật cũng đều có thể chủ động trực tiếp tham gia quan hệ pháp luật và tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định cho mình. Điều này xảy ra trong những trường hợp mà chủ thể là cá nhân bị mất năng lực hành vi (ví dụ: người điên, mất khả năng nhận thức), khơng có năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi (ví dụ: trẻ em dưới 6 tuổi trong quan hệ pháp luật dân sự hoặc người nghiện ma túy bị Tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi...). Trong những trường hợp này, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ phải được tiến hành thông qua hành vi của chủ thể khác (ví dụ: người đại diện, người giám hộ, người được ủy quyền...)

* Người nước ngồi, người khơng mang quốc tịch: Ngồi cơng dân thì các cá nhân là người nước ngồi, người khơng mang quốc tịch cũng có thể trở thành chủ thể của nhiều quan hệ pháp luật nhất định. Trong xã hội hiện đại, về cơ bản, người nước ngồi và người khơng mang quốc tịch đang sinh sống và làm việc tại một nước sở tại có thể được hưởng chế độ đãi ngộ như cơng dân. Tức là họ có thể tham gia vào nhiều mối quan hệ pháp luật như công dân nước sở tại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thực tế ở mỗi quốc gia, do những yêu cầu đặt ra liên quan tới an ninh, lợi ích quốc gia, pháp luật các nước thường có những hạn chế việc tham gia một số loại quan hệ pháp luật nhất định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ (Chủ biên) (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)