- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà
3.2.2.4. Văn bản áp dụng pháp luật.
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các chủ thể có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể trong trường hợp cụ thể.
Như vậy, kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật luôn được biểu hiện thông qua quyết định áp dụng pháp luật. Quyết định áp dụng pháp luật được thể hiện dưới hình thức văn bản gọi là văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau:
- Văn bản áp dụng do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Với đặc điểm này cho thấy không phải mọi chủ thể đều có thể ban hành văn bản áp dụng
pháp luật. Chỉ những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới được ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Mỗi cơ quan nhà nước, nhà chức trách cũng chỉ được ban hành một số loại văn bản áp dụng nhất định. Sở dĩ có điều này là do pháp luật quy định thẩm quyền áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước là khác nhau.
- Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, được áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể mà nội dung của văn bản đã đề cập tới. Đây là đặc điểm cơ bản của văn bản áp dụng pháp luật để phân biệt với văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế, văn bản áp dụng pháp luật được ban hành nhằm cá biệt hoá quyền, nghĩa vụ pháp lý hoặc cá biệt hoá chế tài pháp luật nên không thể thực hiện nhiều lần trong đời sống pháp lý.
- Văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng những quyết định cá biệt, nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý hay trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân và tổ chức cụ thể. Khác với văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật không chứa đựng quy phạm pháp luật mà chứa đựng các mệnh lệnh pháp lý cụ thể áp dụng cho những tình huống cụ thể. Tuỳ vào từng trường hợp áp dụng pháp luật, có trường hợp nội dung văn bản là việc cá biệt hoá bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của người được áp dụng pháp luật; có trường hợp nội dung của nó lại là cá biệt hố bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật thành biện pháp cưỡng chế cụ thể với người bị áp dụng pháp luật. Đôi khi, nội dung văn bản chỉ xác nhận sự tồn tại hay không của một sự kiện thực tế. Trường hợp này, văn bản pháp luật lại trở thành một căn cứ để dựa vào đó các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong những tình huống cụ thể khác của đời sống.
- Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định. Áp dụng pháp luật được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, do rất nhiều chủ thể tiến hành. Tuy nhiên, pháp luật quy định những yêu cầu cụ thể về nội dung, hình thức cũng như quy trình thủ tục ban hành cho từng loại văn bản áp dụng pháp luật. Điều này là hết sức cần thiết bởi nếu khơng có sự thống nhất về hình thức, quy trình thì có thể dẫn đến những vướng mắc, xung đột về nội dung, thẩm quyền áp dụng.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG 3
1. Quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm cơ bản của quy phạm pháp luật? 2. Trình bày cấu thành của quy phạm pháp luật? Cho ví dụ minh hoạ? 3. Hãy trình bày phương thức thể hiện của quy phạm pháp luật. Cho ví dụ minh họa?
4. Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật. Cho ví dụ về từng hình thức thực hiện pháp luật?
5. So sánh văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật. Cho ví dụ về từng loại văn bản?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu, Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Giao thông vận tải, năm 2009.
2. Nguyễn Thế Quyền, Nguyễn Minh Đoan, Hướng dẫn tự nghiên cứu Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Thống kê, năm 2011.
3. Nguyễn Minh Đoan, Hướng dẫn môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, năm 2014.
4. Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Văn Năm, Giáo trình Lý luận chung
về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, 2017.
5. Nguyễn Thị Huế, Giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2017.
CHƯƠNG 4