- Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã, quận chia thành phường
b. Tính xã hội của pháp luật:
2.2.4. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
Đạo đức là những quan niệm, quan điểm của con người (một cộng đồng người, một giai cấp), về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh dự và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Do những điều kiện của đời sống vật chất xã hội quyết định nên những quan niệm, quan điểm này về đạo đức rất khác nhau nhưng giữa chúng ln có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Đạo đức một khi đã trở thành niềm tin nội tâm thì chúng sẽ là cơ sở cho hành vi của con người.
Mỗi lực lượng trong xã hội, mỗi nhóm cộng đồng đều có những quan niệm và quan điểm riêng của mình. Cho nên các quy phạm đạo đức tồn tại trong xã hội cũng rất nhiều loại. Sự tác động qua lại của nhiều loại đạo đức trong xã hội, pháp luật cũng sẽ phản ánh các quan điểm, quan niệm, lợi ích của các lực lượng khác nhau trong xã hội.
Thực tiễn cho thấy rằng trong khi xây dựng và thực hiện pháp luật, các lực lượng cầm quyền đều phải tính đến yếu tố đạo đức xã hội để tạo cho pháp luật một khả năng “thích ứng”, làm cho nó thể hiện ý chí của mọi tầng lớp xã hội.
Pháp luật mặc dù chịu sự tác động của đạo đức (nhất là đạo đức của giai cấp thống trị) và các quy phạm xã hội khác, nhưng pháp luật có tác động rất mạnh mẽ tới các hiện tượng đó và thậm chí trong một chừng mực nhất định, nó cịn có khả năng cải tạo các quy phạm đạo đức và các quy phạm xã hội khác.