Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ (Chủ biên) (Trang 108 - 109)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

5.1.2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố:

- Hành vi trái pháp luật:

Hành vi trái pháp luật là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của một vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tiễn, không tồn tại hành vi trái pháp luật của cá nhân hoặc hoạt động trái pháp luật của tổ chức cụ thể thì sẽ khơng có vi phạm pháp luật xảy ra. Trong một vi phạm pháp luật có thể chỉ có một hành vi cũng có thể gồm nhiều hành vi trái pháp luật.

- Hậu quả (sự thiệt hại) gây ra cho xã hội của hành vi trái pháp luật:

Hành vi trái pháp luật ở các mức độ khác nhau đều nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất định. Thiệt hại có thể về vật chất như tài sản bị tiêu hủy, thu nhập bị giảm sút... có thể về tinh thần như danh dự bị xâm hại, quyền tự do bị ngăn cản trái phép... hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.

Sự thiệt hại là yếu tố rất quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thiệt hại không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của một vi phạm pháp luật. Có những trường hợp xảy ra thiệt hại thực tế nhưng có trường hợp chỉ cần nguy cơ gây hại cũng có thể cấu thành vi phạm, ví dụ: Tội cướp tài sản thì chỉ cần có hành vi dùng vũ lực đe dọa nhằm chiếm đoạt tài sản mà không cần phải chiếm đoạt được cũng đã cấu thành tội cướp.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả mà nó gây ra cho xã hội:

Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự thiệt hại cho xã hội và ngược lại, sự thiệt hại cho xã hội là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Nếu giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội khơng có mối quan hệ nhân quả thì sự

thiệt hại đó có thể do những nguyên nhân khác. Vì trên thực tế một hậu quả xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau gây ra.

Ngoài các dấu hiệu trên, mặt khách quan cịn có các dấu hiệu khác như: thời gian, địa điểm vi phạm; công cụ, phương tiện vi phạm, cách

thức vi phạm...

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ (Chủ biên) (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)