2.4. Thành công và hạn chế của hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Vietinbank
2.4.2.1. Kết quả XHTD chưa được áp dụng để phân loại nợ và trích lập dự phịng
Hiện nay, các ngân hàng lớn ở Việt Nam như Vietcombank, Agribank, BIDV… đều sử dụng kết quả XHTD để phân loại nợ và trích lập dự phịng như quy định trong điều 7 của quyết định 493 – phân loại nợ và lập dự phòng dựa trên hệ thống XHTD nội bộ cơ bản nhưng Vietinbank vẫn chỉ thực hiện phân loại nợ định lượng theo điều 6 của quyết định 493 – phân loại nợ và lập dự phòng dựa trên dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp, Vietinbank chưa sử dụng kết quả XHTD để đo lường rủi ro tín dụng theo Basel II.
2.4.2.2. Nguồn thơng tin phục vụ cho q trình phân tích, đánh giá XHTD doanh
nghiệp khơng đầy đủ, kịp thời và thiếu chính xác
Chất lượng nguồn thơng tin đầu vào được đóng vai trị quyết định rất lớn đến kết quả XHTD doanh nghiệp. Do đó thu thập thơng tin có thể được xem như là bước
quan trọng nhất trong quá trình chấm điểm và XHTD doanh nghiệp. Tuy nhiên, Vietinbank chưa khai thác được nguồn thông tin thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp và ngoài ngân hàng như: cơ quan thuế, nhà cung cấp nguyên vật liệu, khách hàng của doanh nghiệp, thông tin đại chúng hoặc các thông tin từ các chi nhánh trong cùng hệ thống, thông tin từ các ngân hàng khác. Nguồn thông tin về doanh nghiệp vay không đầy đủ đã làm kết quả XHTD có độ tin cậy thấp.
2.4.2.3. Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ chưa phản ánh khả
năng quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
Việc đánh giá khả năng quản trị dòng tiền của doanh nghiệp dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng, nó phản ánh doanh nghiệp có tiền từ đâu và đã được sử dụng như thế nào để đáp ứng các hoạt động kinh doanh và thanh tốn của DN. Tuy nhiên, hiện tại khi phân tích xếp hạng, Vietinbank chỉ sử dụng hai chỉ tiêu khả năng trả nợ gốc và phân tích dịng tiền thuần trong kỳ để đánh giá khả năng trả nợ của DN.
2.4.2.4. Chỉ tiêu tài chính khơng đề cập đến nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh
nghiệp và nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa
Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp: đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá sức tăng trưởng của doanh nghiệp, giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mơ của doanh nghiệp. Trong đó, có hai chủ yếu cần được đề cập là: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế.
Nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra cơng chung, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng cần được phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường.
2.4.2.5. Độ tin cậy và tính chính xác của các thơng tin từ nguồn báo cáo tài chính
doanh nghiệp chưa cao
Báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn, các doanh nghiệp khơng cung cấp số liệu kinh doanh thực tế cho ngân hàng dẫn đến kết quả XHTD chưa chính xác, chưa phản ánh được rủi ro của khách hàng. Thực tế cho thấy, hiện tượng báo cáo tài chính khơng trung thực, thực hiện chế độ hạch tốn khơng đúng quy định, tình trạng
doanh nghiệp có nhiều báo cáo khác nhau về tình hình hoạt động cho các bên liên quan (báo cáo cơ quan thuế, báo cáo nội bộ, báo cáo ngân hàng…) là hiện tượng khá phổ biến ở các doanh nghiệp vay vốn.
2.4.2.6. Chưa chú trọng đúng mức việc đào tạo kiến thức XHTD cho nhân viên
.Kết quả XHTD phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của CBTD vì ngồi các chỉ tiêu tài chính mang tính định lượng do hệ thống chấm tự động thì việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá, thu thập thơng tin của người xếp hạng. Vì vậy, năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người xếp hạng sẽ góp phần quyết định chất lượng xếp hạng. Tuy nhiên, hiện nay Vietinbank chưa thật sự chú trọng công tác đào tạo kiến thức XHTD cho nhân viên.
2.4.2.7. Nhiều trường hợp XHTD chỉ mang tính hình thức, khơng tuân thủ quy định
XHTD khách hàng
Tại một số chi nhánh, trong một số trường hợp việc áp dụng XHTD vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Khi muốn cho vay hoặc muốn che đậy tình hình thực tế của khách hàng vay vốn, các chi nhánh đã cố tình xếp hạng khơng chính xác, tìm mọi cách để nâng điểm khách hàng cho đạt u cầu XHTD ở một mức nào đó. Thơng thường để tăng điểm XHTD, CBCĐ sẽ tập trung vào các chỉ tiêu tính điểm phi tài chính vì đây là các chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan, nhận định của người đánh giá.
Công tác XHTD khách hàng hiện còn rất nhiều tồn tại liên quan đến việc không tuân thủ quy định XHTD khách hàng hoặc có những dấu hiệu tiềm ẩn chấm điểm khơng chính xác dẫn đến khơng phản ánh đúng thực trạng khách hàng. Theo số liệu thống kê trên hệ thống, tính đến 31/08/2013, tồn hệ thống có:
- 20,772 khách hàng với tổng dư nợ 178,553 tỷ đồng (chiếm hơn 50% tổng dư nợ hệ thống) chưa có bản ghi chấm điểm, hoặc chưa hồn thành chấm điểm. - 8,006 khách hàng cho vay mới nhưng không thực hiện XHTD
- 61,105 khách hàng chưa XHTD theo đúng tần suất 6 tháng
- Nhiều dấu hiệu tiềm ẩn chấm điểm khơng chính xác như: tăng hạng đột biến, điểm tài chính thấp nhưng điểm phi tài chính…
2.4.2.8. Vietinbank chưa giám sát việc thực hiện chấm điểm
Công tác chấm điểm, XHTD được thực hiện định kỳ và đột xuất ở các chi nhánh của Vietinbank hiện nay vẫn chưa được giám sát, kiểm tra một cách đầy đủ. Vietinbank hiện chỉ chú trọng các số liệu vĩ mô như số lượng khách hàng đã chấm điểm, cơ cấu phân loại XHTD,...mà thiếu những bộ phận chuyên môn, độc lập đánh giá, kiểm tra việc chấm điểm đó có đúng, phù hợp quy định và thực tế khơng. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp CBTD lựa chọn sai bộ chỉ tiêu chấm điểm, chấm điểm các chỉ tiêu không đúng với thực tế…
2.5. Nguyên nhân
2.5.1. Bộ phận phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chưa độc lập
Hiện nay, tại Vietinbank và hầu hết các NHTM khác, CBTD chịu trách nhiệm phân tích, thẩm định hồ sơ vay vốn và XHTD doanh nghiệp. Do đó, sẽ khơng tránh khỏi những ý kiến chủ quan trong q trình chấm điểm nhóm các chỉ tiêu phi tài chính. Ngồi ra, để đạt được các chỉ tiêu được giao trong năm, một số kết quả chấm điểm và XHTD doanh nghiệp không được khách quan, không phản ánh đúng với thực trạng, tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Việc thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu khơng chính xác có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, dẫn đến rủi ro trong việc phê duyệt cấp tín dụng, làm phát sinh các khoản nợ khó địi và ngân hàng rất khó trong việc đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời và thích hợp.
2.5.2. Trình độ của cán bộ tín dụng cịn non yếu và văn hóa tn thủ chưa tốt
XHTD là một quá trình tổng hợp nhiều yếu tố, từ các yếu tố vi mô trong nội bộ doanh nghiệp đến những yếu tố vĩ mô liên quan đến ngành, lĩnh vực trong nước và ngồi nước. Nếu q trình XHTD khơng được thực hiện một cách chính xác, khách quan thì kết quả XHTD sẽ khơng chính xác, khơng phản ánh đúng được mức độ rủi ro thực tế của khách hàng. Do vậy, việc XHTD địi hỏi phải có những CBTD có trình độ và kinh nghiệm chun mơn trong nhiều lĩnh vực để có thể đánh giá đúng được tình hình hoạt động kinh doanh của DN.
Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực hiện tại của Vietinbank phần lớn là cán bộ trẻ, còn non kém về trình độ nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm trong khi các DN lại hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau với các đặc thù riêng nên quá trình áp dụng lý thuyết vào thực tiễn lại càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu khơng có chính sách đào tạo và chế độ đãi ngộ thích hợp để thu hút nhân tài vào cơng tác XHTD thì khó có thể tạo ra đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc.
Ngồi ra, văn hóa tn thủ của cán bộ cũng là một vấn đề đáng quan tâm, nhiều trường hợp khách hàng hạng tín dụng thấp, khơng đủ điều kiện để cho vay nhưng cán bộ lại cố tình làm sai các quy định, quy trình của Vietinbank, nâng hạng khách hàng bằng cách sửa số liệu báo cáo tài chính và nâng các chỉ tiêu phi tài chính.
2.5.3. Khung pháp lý cho hoạt động XHTD chưa được thiết lập
Cho đến thời điểm hiện nay, quy định về hoạt động XHTD vẫn chưa được thiết lập. Các quy định có liên quan như quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN cũng chưa đề cập bao quát được một cách đầy đủ hoạt động XHTD. Hơn nữa, đây là những văn bản trong nội bộ hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, ngày 04/06/2013, Bộ tài chính vừa mới cơng bố bản Dự thảo Nghị định về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (CRA). Nhìn chung dự thảo đã quy định đầy đủ các điều khoản cần thiết cho hoạt động của CRA, tuy nhiên, vẫn còn một số mục, điều khoản chưa hợp lý xét trên thông lệ và quy định quốc tế cũng như thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam.
2.5.4. Báo cáo tài chính của DN khơng bắt buộc phải kiểm tốn:
Hiện nay, chưa có yêu cầu, quy chế nào bắt buộc các DN phải sử dụng báo cáo tài
chính đã được kiểm tốn khi đi vay tại các tổ chức tín dụng; mà việc kiểm tốn chỉ mới dừng lại ở mức khuyến khích thực hiện. Mặt khác, có nhiều cơng ty kiểm tốn được thành lập và phát triển gần đây nhưng do chi phí kiểm tốn và thái độ e dè khi công bố thơng tin ra bên ngồi khiến các DN chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc thực hiện kiểm tốn các báo cáo của mình. Do đó hiện nay vẫn còn nhiều BCTC chưa được kiểm tốn hay BCTC khơng đúng với sự thật hoạt động kinh
doanh tại DN làm cho thơng tin để phân tích đánh giá khơng đầy đủ, kịp thời và thiếu chính xác.
Ngoài ra, đối với các BCTC đã được kiểm toán sẽ được ngân hàng tin cậy và chấm điểm tín dụng cao hơn so với các báo cáo khơng được kiểm tốn. Tuy nhiên hiện nay các công ty kiểm toán Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả, chưa chuyên nghiệp dẫn đến BCTC dù đã được kiểm tốn nhưng vẫn cịn nhiều sai sót.
2.5.5. Tổng cục thống kê chưa cập nhật kịp thời các số liệu ngành:
Hiện nay Tổng cục thống kê vẫn chưa tập hợp và công bố được những chỉ số tài chính trung bình ngành, do đó ngân hàng khơng có cơ sở cho việc so sánh và đánh giá những chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
2.5.6. Việt Nam chưa có nhiều cơng ty xếp hạng doanh nghiệp độc lập:
Kết quả XHTD của các tổ chức xếp hạng độc lập thường mang tính khách quan và có độ tin cậy cao hơn kết quả XHTD tại các NHTM. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có đủ các cơng ty XHTD chuyên nghiệp và độc lập để các ngân hàng, kể cả Vietinbank có thể đối chiếu kết quả XHTD của mình với kết quả XHTD của các cơng ty này, để có kết quả XHTD khách quan, chính xác và minh bạch.
2.5.7. Hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng CIC chưa hiệu quả trong việc cung cấp thơng tin tín dụng cho các ngân hàng: cung cấp thơng tin tín dụng cho các ngân hàng:
Trung tâm CIC sẽ cung cấp thông tin cho NHTM với điều kiện ngân hàng phải là thành viên của trung tâm, các thành viên này phải cung cấp thông tin về khách hàng cho trung tâm.
Thời gian qua sự hợp tác giữa trung tâm CIC và các ngân hàng cịn nhiều bất cập đó là các ngân hàng khơng cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng cho trung tâm CIC và vòng lẩn quẩn là trung tâm thiếu thông tin, không cập nhật đầy đủ thông tin khách hàng nên các ngân hàng lại không tin vào thông tin do trung tâm này cung cấp. Ngồi ra, thơng tin do CIC cung cấp phần lớn là các thơng tin tài chính, hàng năm NHNN đều yêu cầu các TCTD phải cung cấp BCTC của doanh nghiệp cho CIC nhưng lại chưa có cơ chế xử phạt đối với các trường hợp cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ dẫn đến các TCTD chỉ cung cấp theo hình thức, chưa có cơ chế
điều tra, xử lý đối với các trường hợp cùng một doanh nghiệp vay vốn ở hai tổ chức tín dụng khác nhau nhưng BCTC cung cấp cho CIC lại khác nhau.
2.5.8. Chế độ kế tốn cịn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
Chế độ kế toán hiện hành chỉ khuyến khích các doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng không bắt buộc. Điều này được thể hiện trong quyết định 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính quy định “Tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định của chế độ này. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Vì quy định như vậy nên nhiều doanh nghiệp không lập báo cáo này và ngân hàng thiếu đi nguồn thơng tin để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ.
2.5.9. Nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán
Mặc dù các chuẩn mực kế toán đã được ban hành nhưng nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ hoặc cố tình vi phạm. Việc xử lý các doanh nghiệp vi phạm cũng chưa nghiêm. Do đó, số liệu trên báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp thiếu độ tin cậy. Thực tế cho thấy, báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp khơng đảm bảo yêu cầu: chính xác, đầy đủ và kịp thời. Doanh nghiệp không tuân thủ các chuẩn mực kế toán, dùng nhiều thủ thuật để làm đẹp, che giấu những điểm yếu. Để đánh giá, xếp hạng khách hàng chính xác, CBTD phải mất nhiều thời gian đi sâu vào các tài khoản chi tiết để phân tích điều chỉnh lại số liệu trước khi tính tốn các chỉ tiêu xếp hạng. Việc này khơng dễ dàng, trình độ của cán bộ cịn hạn chế nên thơng tin tài chính thiếu độ tin cậy.
Kết luận chƣơng 2
Trong Chương 2 luận văn đã giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển, các chỉ số tài chính cơ bản, kết quả hoạt động kinh doanh đặc biệt là tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank trong giai đoạn 2010 – 2013.
Tại Chương 2 luận văn đã giới thiệu chi tiết về hệ thống XHTD của Vietinbank, so sánh hệ thống XHTD của Vietinbank với các hệ thống XHTD của BIDV, VCB và
Agribank để từ đó đưa ra những mặt còn hạn chế của hệ thống XHTD của Vietinbank.
Hệ thống XHTD của Vietinbank đang áp dụng mặc dù đã thể hiện được hiệu quả nhất định trong quản lý rủi ro tín dụng nhưng cịn nhiều hạn chế cả về các chỉ tiêu trong quy trình XHTD và bộ chỉ tiêu XHTD.
Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống XHTD Vietinbank của Vietinbank tại Chương 3.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK
3.1. Định hƣớng phát triển của Vietinbank đến năm 2020
3.1.1. Chiến lược tài sản và vốn:
- Tiếp tục tăng trưởng quy mô tài sản
- Tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.
- Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu 51% trở lên.