3.3. Các đề xuất hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Vietinbank
3.3.1.3. Hoàn thiện các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng
Hồn thiện các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu tài chính dựa trên các yếu tố tài chính của cơng ty trong báo cáo tài chính các năm gần nhất. Báo cáo tài chính sử dụng để đánh giá một doanh nghiệp chủ yếu dựa trên các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, chi phí của cơng ty, tỷ lệ tăng của các chỉ số. Nhóm chỉ tiêu tài chính đang được Vietinbank áp dụng báo gồm 4 nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập. Đây là nhóm chỉ tiêu tương đối đầy đủ và theo thơng lệ quốc tế. Tuy nhiên, để có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa vào các nhóm chỉ tiêu trên phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác của các số liệu kế tốn. Vì vậy, tác giả đề xuất thêm 2 nhóm chỉ tiêu khơng kém phần quan trọng là nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp và nhóm chỉ tiêu về giá trị thị trường của doanh nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp: đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá sức tăng trưởng của doanh nghiệp giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng
về quy mơ của doanh nghiệp. Trong đó, có hai chỉ tiêu chủ yếu được đề cập là: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế.
+ Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao.
+ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận: cho biết mức tăng trưởng lợi nhuận tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao thường đang kinh doanh tốt, có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Cần lưu ý là nếu chỉ xét trong một giai đoạn ngắn, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm đột biến vì nhiều lý do, chẳng hạn doanh nghiệp bán thanh lý tài sản…Do đó, khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tỷ lệ tăng trưởng trong một giai đoạn đủ dài, đồng thời cần quan tâm đến việc tăng trưởng lợi nhuận có bền vững hay không.
Tùy theo xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuộc dốc. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
- Nhóm chỉ tiêu về giá trị thị trường của doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng cần phải được phân tích trên cơ sở giá thị trường bởi những tín hiệu rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp đôi khi khơng thể hiện ở việc doanh nghiệp có thanh tốn đúng hạn các khoản nợ vay hay không mà thể hiện ở rõ ở giá cổ phiếu của doanh nghiệp và thu nhập trên mỗi cổ phần (chỉ số P/E). Đây là phương pháp rất hiệu quả trong việc đánh giá và XHDN nhằm để khắc phục nhược điểm của phân tích số liệu kế tốn. Ngồi ra, trong nhóm chỉ tiêu hoạt động, tác giả đề xuất thêm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Tỷ số này cho thấy mức để ổn định việc đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng an tồn.
Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính
Nhóm chỉ tiêu phi tài chính đang được Vietinbank áp dụng để đánh giá XHTD khách hàng bao gồm 6 nhóm chỉ tiêu: Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ; Quan hệ với ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và chỉ tiêu đặc trưng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa phản ánh khả năng quản trị dòng tiền của doanh nghiệp, thiếu các chỉ tiêu phân tích rủi ro ngành... Do vậy, các chỉ tiêu này cần được bổ sung và điều chỉnh nhằm tăng hiệu quả XHTD.
Bổ sung một số chỉ tiêu cho nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
- Hệ số trả nợ bằng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Hệ số này phản ánh dòng tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh có đủ để trả các khoản nợ đến hạn trong kỳ hay không
Cơng thức tính:
Trong đó, dịng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thường được tính bằng cách lấy thu nhập trừ đi các khoản chi phí hoạt động. Nếu hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp có đủ nguồn tiền mặt từ hoạt động kinh doanh để hoàn trả được các khoản vay đến hạn. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng trả nợ của DN càng tốt, rủi ro càng thấp.
- Xu hướng lưu chuyển tiền thuần trong quá khứ
Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 hoặc 5 năm gần nhất, CBTD đánh giá xu hướng lưu chuyển tiền thuần có tăng, ổn định hay giảm khơng. Việc đánh giá chỉ
tiêu này có ý nghĩa khi xu hướng lưu chuyển tiền thuần tăng nhanh, thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và khả năng quản trị dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả và ngược lại.
Bổ sung một số chỉ tiêu cho nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng
- Mức độ đảm bảo vay vốn bằng tài sản đảm bảo:
Mức độ đảm bảo bằng tài sản đảm bảo chưa được ngân hàng xây dựng trong việc chấm điểm tín dụng doanh nghiệp. Về thực chất của hệ thống XHTD là việc xem xét khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp, tuy nhiên ngân hàng cần tính đến phương án đảm bảo tín dụng nhằm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó khơng thanh tốn được nợ. Do đó, việc đưa các chỉ tiêu tài sản đảm bảo đối với những khoản vay ngân hàng là rất cần thiết và quan trọng đối với các TCTD. Việc đánh giá TSBĐ có thể dựa trên các chỉ tiêu:
+ Loại tài sản
+ Khả năng phát mãi tài sản + Giá trị tài sản
+ Tỷ lệ giá trị TSBĐ trên dư nợ
+ Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ
Bổ sung một số chỉ tiêu cho nhóm chỉ tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến ngành
Nếu một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có điều kiện thuận lợi thì mức độ an tồn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sẽ cao. Để đánh giá các điều kiện thuận lợi của ngành, ngoài các chỉ tiêu hiện tại là: Triển vọng ngành, rào cản gia nhập ngành, mức độ cạnh tranh thì tác giả đề xuất việc đánh giá xếp hạng cần bổ sung một số chỉ tiêu như: khung pháp lý, thay đổi công nghệ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và khả năng thích ứng trước những biến động từ môi trường kinh tế vĩ mô.
- Khung pháp lý: bao hàm tất cả các nhân tố có ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động của DN về mặt pháp lý, chẳng hạn các hiệp định đã ký song phương hay đa phương với các nước, các quy phạm pháp luật về thuế, về chính sách ưu đãi, miễn giảm, trợ cấp…
- Thay đổi công nghệ là hoạt động thường xuyên để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc thay đổi cơng nghệ cần được xem xét, phân tích gán với hệ quả đi kèm có thể xảy ra đối với doanh nghiệp như biến động về chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả….tất cả đều ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm. Ngành kinh tế nào có tính linh hoạt tốt đối với u cầu thay đổi công nghệ sẽ được đánh giá cao hơn, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, bởi thay đổi cơng nghệ để thích ứng với mội trường mới sẽ trở thành yêu cầu sống còn đối với các ngành, các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. - Tương tự, khả năng thích ứng của ngành đối với những biến động kinh tế vĩ mô cũng phải là căn cứ đánh giá ngành. Bởi suy thối kinh tế, chính sách tài khóa, sự biến động lãi suất, tỷ giá và sự biến động kinh tế vĩ mô khác… sẽ tác động tới toàn bộ nền kinh tế, tới mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Khả năng thích ứng cao cho phép các ngành kinh tế ứng xử linh hoạt và hiệu quả khi những biến động trên xảy ra, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững.