Giải pháp bảo đảm khả năng chất lượng của báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 80 - 82)

3.2. Các giải pháp hội nhập

3.2.3. Giải pháp bảo đảm khả năng chất lượng của báo cáo tài chính

Chất lượng của thông tin trên BCTC được thể hiện ở thơng tin thích hợp cho người sử dụng và thơng tin có thể so sánh được. Ở nước ta do số

lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số nên việc tuân thủ các quy định, chuẩn mực của nhà nước chưa đầy đủ, bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng không quá khắt khe đối với những doanh nghiệp này. Hơn nữa hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa không bắt buộc phải công khai BCTC nên nhiều trường hợp lập BCTC khơng trung thực, hoặc lập để đối phó với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng do những quy định của nhà nước chưa rõ ràng nên việc áp dụng những quy định này vào thực tế các doanh nghiệp còn nhiều lúng túng, điều này dẫn đến BCTC lập còn mang nặng hình thức, thơng tin chưa được cơng bố đầy đủ.

Chất lượng của thông tin trên BCTC được đảm bảo bởi yếu tố:

- Hệ thống kế toán doanh nghiệp đang sử dụng: quy định về chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán, hệ thống tài khoản và hệ thống BCTC. - Tính minh bạch trong việc lập và trình bày BCTC: đây là yêu cầu

lớn nhất đối với BCTC hiện nay. Việc cơng khai minh bạch về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh cho cơng chúng, đặc biệt là đối với nhà đầu tư sẽ có cái nhìn đúng đắn về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, để ra các quyết định đầu tư chính xác. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ công khai BCTC chiếm rất ít, hầu như khơng có. Một số doanh nghiệp vừa công khai BCTC qua internet nhưng số liệu được thơng qua kiểm tốn rất ít, nên về độ tin cậy chưa cao.

Do vậy để đảm bảo khả năng chất lượng của BCTC đề xuất một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp đang sử dụng: thống nhất hai chế độ kế toán được ban hành theo QĐ15 và QĐ 48, trên

cơ sở đó đề ra một số nội dung cơ bản áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp dựa vào quy mô: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và lớn.

- Doanh nghiệp phải lập BCTC phù hợp với quy định, chuẩn mực do nhà nước ban hành. Doanh nghiệp cần áp dụng đầy đủ các nguyên tắc khi lập BCTC: cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, nhất quán, thận trọng, trọng yếu.

- Lựa chọn cơng ty kiểm tốn phù hợp, kế toán viên nhiều kinh nghiệm, tạo điều kiện để kiểm toán viên thực hiện cơng việc của mình. Phải đảm bảo cho BCTC mang tính trung thực và hợp lý, điều này có thể đạt được bằng cách các BCTC trước khi công khai đều phải qua kiểm toán.

- Nhà đầu tư nên kiến nghị để doanh nghiệp công khai BCTC cũng như kết quả kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)