2.4.1 Phạm vi và đối tượng khảo sát
Nhóm đối tượng khảo sát chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh.
Phiếu khảo sát được thực hiện thơng qua các hình thức:
- Gửi phiếu điều tra trực tiếp 50 công ty - Gửi qua mail: 20 công ty
Bảng 2.1: Thông tin chung về mẫu khảo sát:
Lĩnh vực khảo sát
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ Số lượng khảo sát 2 10 58
Mẫu phiếu khảo sát được trình bày ở phần phụ lục 4.
2.4.2 Nội dung khảo sát
- Phân loại quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ48/2006/BTC dựa trên kết quả khảo sát
- Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào các nội dung sau:
Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Tính hữu ích của BCTC
Nội dung của BCTC cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Sự phù hợp của BCTC về hội nhập
2.4.3 Kết quả khảo sát
Phiếu khảo sát gửi 70 doanh nghiệp theo số vốn đăng ký và số lượng lao động phù hợp với việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhà nước ban hành, tuy nhiên trong số 70 doanh nghiệp được khảo sát thì kết quả thu về như sau:
- 23/70 doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ48/2006/BTC, hoạt động phần lớn trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ với số vốn dao động từ 300triệu đến 5 tỷ, số lượng lao động từ 10 người đến 150 người.
- 47/70 doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ15/2006/BTC, số vốn trung bình từ 2 tỷ trở lên hoạt động trong các lĩnh vực cịn lại: nơng nghiệp, cơng nghiệp và xây dựng, thương mại.
(Mẫu phiếu khảo sát và kết quả khảo sát được trình bày ở phụ lục 4A & 4B)
Kết quả khảo sát sau được dựa trên sự đánh giá của kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng theo chế độ kế toán ban hành theo QĐ 48/2006/BTC:
(1) Về hệ thống BCTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ý kiến Nội dung Hoàn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Hệ thống chuẩn mực kế toán hướng dẫn lập BCTC đầy đủ và dễ áp dụng 4,36% 21,74% 39,13% 26,08% 8,69% Chế độ kế toán đáp ứng đủ yêu cầu trình bày thơng tin
0% 8,69% 13,04% 26,08% 52,19%
Hệ thống tài khoản kế toán chưa đầy đủ các chỉ tiêu để đáp ứng việc ghi chép kế toán.
0% 0% 0% 13,04% 86,96%
Mẫu biểu đã đầy đủ và phù hợp
0% 17,38% 34,78% 43,48% 4,36%
Bảng 2.2: Đánh giá văn bản pháp lý cho việc lập BCTC
(2) Về tính hữu ích của BCTC Ý kiến Hồn tồn khơng Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hồn tồn
Thơng tin trên BCTC hồn tồn thích hợp cho người sử dụng
21,74% 56,53% 13,04% 8,69% 0%
Thông tin trên BCTC phản ánh trung thực tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp
21,74% 34,8% 26,08% 17,38% 0%
Thông tin trên BCTC đảm bảo yêu cầu so sánh được
0% 0% 13,04% 13,04% 73,92%
Thông tin trên BCTC dễ hiểu đối với người sử dụng
21,74% 43,48% 21,74% 13,04% 0%
Bảng 2.3: Đánh giá tính hữu ích của BCTC
(3) Về nội dung trình bày trong BCTC
Ý kiến Nội dung Hồn tồn khơng đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Các chỉ tiêu trên BCTC rõ ràng, dễ hiểu 17,38% 39,13% 30,45% 13,04% 0% Cách sắp xếp các chỉ tiêu trên BCTC phù hợp 21,74% 43,48% 26,09% 8,69% 0%
Nội dung trên BCTC cung cấp đầy đủ thông
tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau (chủ sở hữu, chủ nợ, cơ quan thuế)
Bảng 2.4: Đánh giá về nội dung của BCTC
(4) Về sửa đổi BCTC theo hướng hội nhập quốc tế
Ý kiến Nội dung Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV nên rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ quản lý và người sử dụng thông tin 0% 0% 30,44% 13,04% 56,52% Cần ban hành một chuẩn mực BCTC dành riêng cho DNNVV 0% 4,35% 30,44% 47,83% 17,38% Thống nhất chung một chế độ kế toán ban hành cho doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa 0% 8,69% 39,14% 43,48% 8,69%
Bảng 2.5: Đánh giá về sửa đổi BCTC theo hướng hội nhập
2.5.1 Thực tiễn
Vào ngày 1/11/1995 nhà nước đã ban hành QĐ 1141/TC/CĐKT về chế độ kế toán doanh nghiệp và QĐ 1177/TC/CĐKT ngày 23/12/1996 về chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và QĐ 144/2001/QĐ/BTC ngày 21/12/2001 về sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo QĐ 1177. Đến năm 2006 Bộ Tài Chính đã ban hành QĐ 15/2006/BTC để thay thế cho QĐ 1141 và QĐ 48/2006/BTC để thay thế QĐ 1177 và QĐ 144. Về mặt lý thuyết dường như rằng việc tồn tại hai chế độ kế toán song song phù hợp cho từng đối tượng sử dụng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi vì các loại hình doanh nghiệp thuộc quy mơ nào thì phải sử dụng theo chế độ kế tốn phù hợp với nó, và những doanh nghiệp có quy mơ vừa thì được phép chọn lựa để sử dụng theo chế độ kế toán theo QĐ 15 hoặc QĐ 48. Hai chế độ kế toán ban hành hai hệ thống tài khoản áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp, hệ thống tài khoản theo QĐ 48 bỏ bớt một số tài khoản phức tạp không áp dụng cho DNNVV như: 222,223, … và một số tài khoản mang tính chất gộp nhiều nội dung như: 154, 521, 642,…
Thực tế phần đông các doanh nghiệp nước ta tập trung nhiều vào doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ, nên quy mơ cịn nhỏ, trình độ quản lý chưa cao do vậy mà cơng tác kế tốn chưa chú trọng. Cán bộ kế toán quan tâm nhiều đến chế độ kế toán, các văn bản hướng dẫn mà chưa chú trọng đến chuẩn mực kế toán. Mặc dù nhà nước đã ban hành đầy đủ về chuẩn mực, chế độ và luật kế tốn nhưng đa số các DNNVV làm cơng tác kế tốn mang tính chất “đối phó”. Do vậy trên thực tế tình trạng kế tốn “hai sổ” vẫn cịn tồn tại, tập trung nhiều ở các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, một sổ nội bộ để phản ánh tình hình kinh doanh thật và một sổ bên ngoài dùng để đối phó với cơ quan thuế. Thực tế đối với các DNNVV mục đích khi lập BCTC
chủ yếu là báo cáo thuế nên khi nào có quyết định thanh tra thuế thì các doanh nghiệp mới lập sổ kế toán và BCTC, cho nên cơng tác kế tốn chưa được quan tâm dẫn đến tình trạng “ lãi thật, lỗ giả”, làm cho BCTC chưa phản ánh đúng tình hình tài chính thật sự, độ tin cậy thấp dẫn đến hệ quả là các DNNVV khó vay vốn của ngân hàng để tái đầu tư.
Về hệ thống BCTC:
Phần lớn kế toán tại các DNNVV chỉ quan tâm đến việc ghi chép sổ kế toán và cung cấp BCTC cho đối tượng chính là cơ quan thuế nên hầu như kế toán làm theo chế độ kế toán và các văn bản pháp luật về thuế. Một bộ phận khơng nhỏ kế tốn viên không hề biết đến chuẩn mực kế toán và nội dung của nó, cho nên khi đưa ra ý kiến về hệ thống chuẩn mực kế tốn thì phần lớn khơng có ý kiến về cách hướng dẫn lập BCTC của chuẩn mực kế toán, 26,08% ý kiến đồng ý với quan điểm là hệ thống BCTC hướng dẫn lập đầy đủ và dễ áp dụng, 21,74% là không đồng ý với quan điểm trên. Từ đó cho thấy chuẩn mực kế tốn vẫn chưa phổ biến và chưa thực sự có hữu ích đối với DNNVV, nên việc tuân thủ và vận dụng chẩn mực kế toán vào thực tế còn hạn chế. Hơn nữa do phạm vi của chuẩn mực rộng mà hoạt động kinh doanh và nhu cầu thơng tin của DNNVV cịn hạn hẹp nên việc áp dụng chuẩn mực chưa có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra trong chuẩn mực còn một số thuật ngữ không rõ nghĩa, dẫn đến gây khó khăn cho người sử dụng.
Chế độ kế toán ban hành theo QĐ48/2006/BTC dành cho DNNVV hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc loại nhỏ và vừa ghi chép sổ sách kế tốn và lập các báo cáo tài chính theo biểu mẫu quy định, và phần đông ý kiến khảo sát cho rằng chế độ kế toán hiện nay đã đáp ứng đủ u cầu trình bày thơng tin trên các BCTC với tỷ lệ 52,19%.
Về hệ thống tài khoản của DNNVV các ý kiến đều đồng ý cho rằng hiện nay chưa đầy đủ so với tình hình thực tế phát sinh tại doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hầu như các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay khi lựa chọn chế độ kế toán để sử dụng thì đa số có xu hướng chọn lựa chế độ kế toán theo QĐ15/2006 để có đầy đủ về hệ thống tài khoản, và khi mở rộng quy mơ sản xuất thì khơng cần mất thời gian để xin phép chuyển đổi về chế độ kế toán sử dụng. Hiện tại hệ thống tài khoản theo QĐ48 bỏ bớt một số tài khoản tổng hợp bằng cách gộp nội dung của nhiều tài khoản lại, ví dụ như tài khoản 154-chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, theo QĐ15 tài khoản này dùng để kết chuyển các tài khoản 621, 622, 627 để tập hợp chi phí và tính giá thành; theo QĐ 48 tài khoản 154 theo dõi luôn về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung, có nghĩa là kế tốn phải mở sổ chi tiết cho tài khoản 154- điều này dẫn đến là giảm tài khoản tổng hợp nhưng lại tăng tài khoản chi tiết, thứ hai việc này sẽ khó khăn cho cơng tác quản lý của các cơ quan chức năng,…
Do cơng tác kế tốn chưa được chú trọng nên việc lập BCTC cũng theo quy định của nhà nước về mẫu biểu. Các ý kiến cho rằng mẫu biểu đầy đủ và phù hợp chiếm 43,48% ý kiến đồng ý, phần đông cịn lại 34,78% khơng ý kiến.
Về tính hữu ích của BCTC
Phần lớn ý kiến cho rằng thông tin trên BCTC hiện nay chưa thích hợp cho từng đối tượng sử dụng với tỷ lệ gần 60%. 34,8% ý kiến cho rằng thông tin trên BCTC chưa phản ảnh đúng tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp; tỷ lệ đồng ý là 17,38% và tỷ lệ không ý kiến là 26,08%. Thực tế hiện nay đối với các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do đối
về thuế, cịn về mặt kế tốn chưa được ghi chép rõ ràng và có thể sai quy định, nên thực tế hiện nay các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân thì hệ thống kế tốn 2 sổ sách vẫn cịn tồn tại, một sổ sách chính bên trong nội bộ phản ánh đúng thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, và một sổ sách bên ngồi dùng để “đối phó” với cơ quan thuế. Mặt khác thông tin yêu cầu trình bày trên BCTC là nhiều và phức tạp cho DNNVV, bởi vì đối với loại hình doanh nghiệp này có ba cấp độ: cấp độ doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ thì nghiệp vụ phát sinh ít và đơn giản nên yêu cầu thông tin cũng đơn giản cho cơ quan thuế và chủ sở hữu, đối với doanh nghiệp vừa thì u cầu thơng tin phức tạp hơn. Do vậy với việc trình bày khối lượng thơng tin nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ.
Các thông tin trên BCTC đảm bảo yêu cầu so sánh giữa các năm để doanh nghiệp đưa ra định hướng về phát triển kinh doanh (tỷ lệ đồng ý 73,92%).
Về nội dung của BCTC
Nội dung cách sắp xếp các chỉ tiêu trên BCTC dành cho DNNVV phù hợp với tỷ lệ không đồng ý 43,48%; tỷ lệ đồng ý là 8,69% và không ý kiến là 26,09%. Các chỉ tiêu trên BCTC rõ ràng, dễ hiểu với tỷ lệ không đồng ý là 39,13%; tỷ lệ đồng ý là 13,04% và không ý kiến là 30,45%. Thực tế cho thấy mẫu biểu lập BCTC cho DNNVV là khá phức tạp với một số chỉ tiêu chưa rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt đối với báo cáo Thuyết minh báo cáo tài chính có nhiều chỉ tiêu thông tin không cần thiết cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ nên những kế toán những doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc điền thơng tin, ví dụ như chỉ tiêu 6 mục II về nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay, chỉ tiêu 9 mục II về nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng
phải trả. Thứ hai về báo cáo lưu chuyển tiền tệ cách xác định dòng tiền chưa được hướng dẫn rõ ràng theo chế độ nên gây khó khăn cho người lập.
Nội dung BCTC chưa đáp ứng đa dạng đối tượng sử dụng như chủ sở hữu, chủ nợ, cơ quan thuế với tỷ lệ không đồng ý là 43,48%. BCTC hiện nay thống nhất một mẫu biểu chung dành cho nhiều đối tượng sử dụng, nhưng mỗi đối tượng cần có một thơng tin khác nhau mà trong BCTC chưa thể hiện hết những yêu cầu đó cho nên cần phải chi tiết hơn trong việc trình bày BCTC. Chẳng hạn như chủ nợ cần biết rõ thơng tin về tình hình vay và nợ của doanh nghiệp để đánh giá có nên đầu tư hay khơng, doanh nghiệp hiện tại đang có những khoản nợ nào, nợ ai,…nhưng trong báo cáo thuyết minh chưa thấy đề cập tới vấn đề này. Mặt khác hiện nay BCTC của DNNVV ít đưa ra công chúng, do vậy những đối tượng quan tâm như các nhà phân tích, nhà báo, sinh viên,…tiếp cận nguồn này khá khó khăn.
Về sửa đổi BCTC theo hướng hội nhập:
Thứ nhất phần lớn các ý kiến cho rằng cần phải thay đổi chuẩn mực kế toán sao cho dễ hiểu, rõ ràng hơn với tỷ lệ đồng ý 56,52%. Thông qua phiếu khảo sát ở trên cũng như tình hình thực tế việc cán bộ kế tốn từng đọc qua về chuẩn mực kế tốn chiếm số rất ít. Theo sự nghiên cứu của tác giả thông qua phiếu khảo sát thì phần đơng kế tốn viên khơng biết về chuẩn mực kế toán (đặc biệt là kế tốn ở trình độ trung cấp và cao đẳng làm cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ), một số ít có nghe nói sơ qua nhưng chưa tìm hiểu, phần cịn lại có nghiên cứu một số chuẩn mực để phục vụ cho việc học tập,… Trong số những phiếu trả lời có nghiên cứu tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 5 đối tượng đang nghiên cứu về một số chuẩn mực thì được trả lời như sau:
+ Nội dung viết chưa rõ ràng, một số từ ngữ cịn khó hiểu
+ Một số nội dung chưa có ví dụ cụ thể
+ Nội dung chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp khó hiểu, chưa thống nhất với văn bản thuế,…
Thứ hai tỷ lệ đồng ý về việc ban hành một chuẩn mực BCTC dành riêng cho DNNVV là 47,83% (không ý kiến với tỷ lệ 30,45%). Hiện tại DNNVV lập BCTC dựa trên VAS 21 (áp dụng một phần), và nội dung của chuẩn mực này hơi rộng so với quy mô và trình độ quản lý cũng như hoạt động kinh tế của các DNNVV.
Thứ ba về việc thống nhất một chế độ kế toán ban hành cho doanh nghiệp lớn, DNNVV với tỷ lệ đồng ý 43,48% (không ý kiến 39,14%). Việc ban hành hai chế độ kế tốn song song rất khó cho việc quản lý về cơng tác kế toán, về mặt tài khoản cũng như so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Ví dụ một cơng ty với số vốn 5 tỷ có thể áp dụng hệ thống tài khoản theo QĐ 15 hoặc QĐ 48, và thực tế hiện nay cho thấy đa số các doanh nghiệp vừa thành lập trước năm 2006 đã áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ 1177 khi có sự chuyển đổi từ năm 2006, đa số chuyển sang