3.2. Các giải pháp hội nhập
3.2.2. Giải pháp liên quan nội dung, hình thức trình bày báo cáo tài chính
cáo tài chính
-Trình bày BCTC cũng phải dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu khi lập BCTC.
-Hoàn chỉnh các nội dung trên BCTC cho dễ hiểu, sắp xếp các nội dung hợp lý hơn.
-Thiết kế mẫu biểu BCTC phù hợp cho từng doanh nghiệp ở quy mô khác nhau.
(1) Đề xuất BCTC cho doanh nghiệp siêu nhỏ: chỉ cần lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. [Võ Văn Nhị, 2011,trang 156,157&158]- trình bày ở phụ lục 6.
(2) Đề xuất BCTC cho doanh nghiệp nhỏ: lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (khuyến khích lập và nếu lập thì theo phương pháp trực tiếp), thuyết minh báo cáo tài chính [Võ Văn Nhị, 2011,trang 151-155]. Các báo cáo này lập theo mẫu theo QĐ48/2006, chỉnh sửa một số nội dung sau:
- Bảng cân đối kế toán:
(a) Mã số 110: tiền và các khoản tương đương tiền- đổi tên thành chỉ tiêu “ tiền”, bởi vì trong doanh nghiệp nhỏ chỉ tiêu tương đương tiền hầu như khơng có, nếu có thì đưa vào các khoản đầu tư ngắn hạn để theo dõi.
Theo VAS 24 “ tương đương tiền” là các khoản đầu tư ngắn hạn (khơng q 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và khơng có nhiều rủi ro để chuyển thành tiền.
(b) Mã số 131: đổi tên thành phải thu thương mại: bao gồm khoản phải thu khách hàng cho việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ kinh doanh bình thường.
(c) Mã số 138: bao gồm khoản phải thu phi thương mại (không liên quan đến mua bán như phải thu tiền lãi, phải thu cổ tức,…) và các khoản phải thu khác.
(d) Mã số 312: đổi tên thành phải trả thương mại- là các khoản phải trả cho chủ nợ, người cho vay, nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ.
(e) Mã số 318: bao gồm khoản trả lương công nhân viên, trả nợ thuế và các khoản phải trả khác.
(3) Đề xuất BCTC cho doanh nghiệp vừa: mẫu biểu áp dụng như doanh nghiệp lớn theo QĐ15/2006.
Đề xuất chung:
Bảng cân đối kế toán:
Hiện nay thị trường chứng khoán đang bắt đầu phát triển tại Việt Nam, trong tương lai thị trường này là một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp cho nên đề xuất này chỉ áp dụng khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh và trong tương lai điều này hồn tồn có thể xảy ra.
Mục B- Tài sản dài hạn, điều chỉnh lại sự sắp xếp các mã số, bởi vì tài sản được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần:
(1) Mã số Đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào cơng ty liên kết, góp vốn liên doanh, đầu tư tài chính dài hạn khác. Mã số này được đưa lên trước chỉ tiêu về tài sản cố định.
(2) Mã số Bất động sản đầu tư: đưa lên trước chỉ tiêu tài sản cố định và sau chỉ tiêu đầu tư tài chính dài hạn.
(3) Mã số Tài sản cố định: đưa xuống sau chỉ tiêu Bất động sản đầu tư.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày về dịng tiền đi vào, đi ra ở 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Trong phần lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư nên tách dòng tiền liên quan đến thuế GTGT riêng ra khỏi phần doanh thu. Cụ thể như sau:
- Mã số 01: tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh: phản ánh doanh thu chưa thuế GTGT
- Mã số 02: tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh: phản ánh khoản chi tiền chưa có thuế GTGT
- Tách phần thu thuế GTGT đưa vào mã số 06 (Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh) và phần chi thuế GTGT đưa vào mã số 07 (Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh).
Thuyết minh BCTC:
(1) Bổ sung thuyết minh cho tình hình vay và nợ trên bảng cân đối kế toán, ghi rõ vay, nợ của đối tượng nào, số tiền, thời hạn vay, nợ
0X – Vay, nợ ngắn hạn Cuối năm Đầu năm
- Vay ngắn hạn
+ Vay ngân hàng....thời hạn.... + Vay đối tượng khác.... thời hạn...
..... .....
- Nợ ngắn hạn ..... .....
0X – Vay, nợ dài hạn Cuối năm Đầu năm
- Vay dài hạn
+ Vay ngân hàng....thời hạn.... + Vay đối tượng khác.... thời hạn...
..... .....
(2) Bổ sung thuyết minh cho phần giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh, ghi rõ giá vốn của từng hoạt động cụ thể.
0X. Chi tiết giá vốn hàng bán Năm nay Năm trước - Giá vốn hàng hóa ..... ..... - Giá vốn cung cấp dịch vụ ..... .....
(3) Thơng tin trên BCTC rất quan trọng, nó giúp cho các đối tượng sử dụng tìm thấy được nhu cầu về thơng tin trong đó. Ví dụ như nhà đầu tư thấy được tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời điểm, ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình vốn, vay và nợ của doanh nghiệp để có quyết định có nên cho vay hay khơng,…do vậy việc trình bày thơng tin trên BCTC đòi hỏi sự trung thực và hợp lý. Và những thông tin chi tiết sẽ được trình bày cụ thể trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính, bao gồm:
- Thơng tin về DN: nêu những thông tin chung và khái quát về doanh nghiệp.
- Chuẩn mực và chế độ kế toán, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế tốn.
- Các chính sách kế toán đang áp dụng: nêu các phương pháp kế tốn giúp nhà phân tích có cái nhìn đầy đủ và rõ ràng hơn về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh vì các số liệu kế toán bị ảnh hưởng rất nhiều
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong báo cáo tài chính: cung cấp thêm chi tiết, các khía cạnh đặc biệt của một khoản mục mà người sử dụng thông tin cần phải biết để hiểu rõ khoản mục đó.
- Những thông tin khác: đây là những thông tin cần phải lưu ý, ví dụ như những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm, các thông tin về các bên liên quan, khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp,…
Đối với mỗi loại doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống thơng tin trình bày trên BCTC khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trình bày chủ yếu về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh cho chủ doanh nghiệp và cơ quan thuế. Doanh nghiệp nhỏ trình bày cụ thể hơn về tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, tình hình vay, nợ cho ban quản trị, chủ nợ, cơ quan thuế. Ngoài ra theo yêu cầu quản trị có thể cung cấp thêm các báo cáo về doanh số, chi phí,…Đối với doanh nghiệp vừa thì thơng tin phải được cung cấp đầy đủ cho nhiều đối tượng quan tâm theo mẫu biểu của doanh nghiệp lớn, vì trong dài hạn những doanh nghiệp này sẽ mở rộng quy mô để trở thành doanh nghiệp lớn, và thơng tin của nó sẽ được nhiều nhà đầu tư tiềm năng quan tâm.
Hiện tại BCTC của nước ta vẫn chưa đưa các yếu tố như lạm phát vào BCTC vì tình hình lạm phát vẫn cịn ở mức kiểm sốt được, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp như các quốc gia khác trên thế giới như Brazil, Venezuela,…