Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 28)

và vừa

1.2.1 Bản chất, vai trò của hệ thống báo cáo tài chính 1.2.1.1 Bản chất của báo cáo tài chính:

Báo cáo kế tốn là kết quả của cơng tác kế tốn trong một kỳ kế tốn, cung cấp thơng tin tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế tốn. Căn cứ vào mục đích cung cấp thơng tin báo cáo kế tốn được phân làm hai loại: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.

 Báo cáo tài chính là báo cáo bắt buộc lập, để cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thơng tin của doanh nghiệp về:

- Tài sản

- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh

- Thuế và các khoản nộp Nhà nước

- Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế tốn - Các luồng tiền

 Báo cáo quản trị là những báo cáo bên trong nội bộ doanh nghiệp được lập theo yêu cầu của nhà quản lý nhằm giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp để có hướng điều hành và quản lý doanh nghiệp. Báo cáo quản trị giúp cho nhà quản trị ra quyết định, chính vì thế mà thơng tin được lập theo yêu cầu quản trị khơng địi hỏi tính chính xác như thơng tin kế tốn tài chính mà địi hỏi sự linh hoạt, kịp thời và số liệu của nó khơng có tính pháp lệnh.

1.2.1.2 Vai trị của báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính là nguồn thơng tin quan trọng khơng chỉ với doanh nghiệp mà cịn phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và đầu tư tiềm năng, nhà quản lý, kiểm tốn viên độc lập và các đối tượng khác có liên quan. Thơng tin kế tốn cung cấp phải đảm bảo tính trung thực hợp lý và được lập theo đúng quy định chuẩn mực do nhà nước ban hành, được thể hiện thông qua các báo cáo sau: (theo VAS 21 và chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC)

 Bảng cân đối kế tốn: trình bày tình hình tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

 Báo cáo xác định kết quả kinh doanh: trình bày tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần,…khả năng thanh toán và khả năng tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

 Thuyết minh báo cáo tài chính: nhằm giải thích và bổ sung thêm những thơng tin về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giúp người sử dụng nắm rõ chi tiết về tình hình hoạt động của đơn vị.

Đây là những báo cáo tài chính bắt buộc lập đối với các doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa trình bày thơng tin kế tốn thơng qua các báo cáo sau: (theo chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ- BTC)

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo xác định kết quả kinh doanh  Thuyết minh báo cáo tài chính

Đối với DNNVV khi nộp báo cáo cho cơ quan thuế sẽ nộp thêm bảng cân đối tài khoản và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (khuyến khích lập, khơng bắt buộc).

Vai trị của báo cáo tài chính thơng qua một số đối tượng chủ yếu sau:

- Cơ quan Nhà nước: báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước.

- Nhà quản lý: luôn muốn sản phẩm họ làm ra thu hút được mối quan tâm của các nhà đầu tư và của công chúng. Nhà quản lý cơng khai thơng tin tài chính để thể hiện năng lực quản lý. Sử dụng thông tin tài chính để tiến hành quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nhà đầu tư, chủ nợ: cần thơng tin tài chính để giám sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết, và họ cần các thơng tin tài chính để thực hiện các quyết định đầu tư và cho vay của mình.

- Kiểm toán viên độc lập: các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do để lo lắng các nhà quản lý có thể bóp méo các báo cáo tài chính do họ cung cấp nhằm mục đích tìm kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì vậy các nhà đầu tư và tín dụng địi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền ra thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm tốn báo cáo tài chính, các nhà quản lý đương nhiên phải chấp thuận vì họ cần vốn. Như vậy báo cáo tài chính đóng vai trị như là đối tượng của kiểm toán độc lập. Tuy nhiên thực tế tại nước ta hầu như các doanh nghiệp nhỏ và vừa “thờ ơ” với kiểm tốn, bởi vì thực tế cho thấy có một số lý do có thể nêu ra như sau:

+ Luật pháp không yêu cầu phải kiểm toán, trừ những công ty muốn phát hành chứng khốn.

+ Mục đích của DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ chủ yếu là để báo cáo thuế

+ Số liệu sau khi được kiểm tốn đơi khi không được chấp nhận bởi cơ quan thuế

+ Báo cáo tài chính sau khi được kiểm toán nhưng không được ngân hàng cho vay vốn vì một số hệ lụy như phí ngân hàng, thu chi ngồi luồng,… + Phí kiểm tốn cịn khá mắc đối với các doanh nghiệp nhỏ

+ Một số yếu tố khác như doanh nghiệp thấy không cần thiết, các doanh nghiệp nhỏ thường có hai hệ thống sổ sách, những quy định của luật pháp về hoạt động cho DNNVV chưa thật sự rõ ràng,…

1.2.2 Đặc điểm của báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa

Mục đích lập báo cáo tài chính:

Theo chế độ kế tốn Việt Nam QĐ 48/2006/QĐ-BTC:

(1) Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, tồn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính.

(2) Cung cấp các thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đốn trong tương lai. Thơng tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Đối tượng áp dụng theo QĐ 48/2006:

Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các hợp tác xã cũng áp dụng Hệ thống báo cáo tài chính năm quy định tại chế độ kế tốn này.

Hệ thống báo cáo tài chính năm này khơng áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn, hợp tác xã nơng nghiệp và hợp tác xã tín dụng.

Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo được điều này doanh nghiệp phải lập và trình bày báo cáo tài chính trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế tốn, chế độ kế tốn và các quy định có liên quan hiện hành. Vì vậy để trình bày báo cáo tài chính phù hợp với các quy định hiện hành thì thơng tin trên báo cáo tài chính đáp ứng các yêu cầu sau:

 Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng  Thơng tin đáng tin cậy. Tính đáng tin cậy được thể hiện:

- Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng.

- Trình bày khách quan, không thiên vị - Tuân thủ nguyên tắc thận trọng

- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

 Thơng tin có thể so sánh được: thông tin bằng số liệu kế toán giữa các kỳ kế tốn phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính các kỳ trước.

 Thơng tin phải dễ hiểu: các thơng tin và số liệu kế tốn trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính: khi lập và trình bày báo cáo tài chính địi hỏi người lập phải tn thủ các nguyên tắc sau: (theo VAS 21)

 Nhất quán

 Trọng yếu và tập hợp  Bù trừ

 Có thể so sánh

1.2.2.2 Theo Quốc tế

Vào tháng 7, 2009 ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế -IASB đã ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình kinh doanh cũng như nhu cầu cần thiết cho việc báo cáo tài chính chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo quan điểm của IASB định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

DNNVV là doanh nghiệp khơng có trách nhiệm cơng và ban hành báo cáo tài chính tổng hợp cho đối tượng sử dụng bên ngồi ví dụ như chủ sở hữu không tham gia quản lý công ty, các chủ nợ hiện hành và tiềm năng và các tổ chức tín dụng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm báo cáo tài chính chủ yếu phục vụ cho người quản lý hoặc chủ sở hữu công ty hoặc cho mục đích báo cáo thuế và các cơ quan chính phủ. Do vậy mà mục đích của báo cáo tài chính cho các đơn vị nhỏ và vừa là cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, lưu chuyển dịng tiền và các hoạt động của đơn vị mà các thông tin này sẽ giúp ích cho người sử dụng trong việc ra các quyết định hợp lý và những người này không phải là những người yêu cầu báo cáo được thiết kế theo những yêu cầu thông tin đặc biệt. Ngồi ra báo cáo tài chính cũng cung cấp kết quả làm việc của ban quản trị như là trách nhiệm của người quản lý được ủy thác để thực hiện công việc.

Những đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính:

 Dễ hiểu: thông tin được cung cấp trong báo cáo tài chính phải được trình bày sao cho người sử dụng có thể hiểu được với điều kiện người sử

dụng phải có trình độ hiểu biết nhất định đối với kế toán cũng như các hoạt động kinh doanh và sẵn sàng nghiên cứu thông tin với các điều tra hợp lý. Tuy nhiên tính dễ hiểu không cho phép bỏ qua bất cứ thông tin thích hợp nào chỉ vì nó có thể gây khó hiểu cho vài người sử dụng.

 Thích hợp: thông tin báo cáo tài chính phải thích hợp cho nhu cầu quyết định của người sử dụng. Thơng tin có tính thích hợp khi nó có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng khi đánh giá tình hình quá khứ, hiện tại xem có đạt được mục tiêu và dự đốn tương lai hoặc xác nhận, điều chỉnh việc đánh giá quá khứ về mục tiêu đề ra.

 Trọng yếu: thông tin được xem là trọng yếu trước hết nó phải có tính hữu ích, nghĩa là nếu bỏ sót hoặc sai lệch thơng tin trên báo cáo tài chính có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng. Tính trọng yếu phụ thuộc vào cỡ khoản mục hoặc sai sót được đánh giá qua những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, đối với báo cáo tài chính dùng cho DNNVV thì khơng phù hợp để tạo ra hoặc bỏ đi những phần khơng trọng yếu hay khơng chính xác để đưa ra một báo cáo đặc biệt về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh hoặc sự lưu chuyển tiền tệ của một đơn vị.

 Đáng tin cậy: thơng tin trên báo cáo tài chính phải đáng tin cậy. Thơng tin đáng tin cậy khi nó khơng vi phạm tính trọng yếu và biểu hiện sự trung thực. Báo cáo tài chính phải khơng bị ràng buộc từ những tác động (ví dụ sự trung lập) nếu bằng cách chọn lựa thơng tin để trình bày, thì nó sẽ có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hoặc việc đánh giá để đạt được kết quả định trước.

 Nội dung hơn hình thức: giao dịch và các sự kiện và điều kiện khác phải được tính và trình bày phù hợp với nội dung của nó, khơng chỉ chú ý tới hình thức pháp lý của nó. Điều này làm tăng độ tin cậy cho báo cáo tài

 Thận trọng: thận trọng là việc chú ý đến các đánh giá được thực hiện để dự đoán trong những điều kiện không chắc chắn như là tài sản hoặc thu nhập không được thổi phồng hoặc các khoản nợ hay chi phí khơng được giấu bớt. Tuy nhiên, sự thận trọng không cho phép các báo cáo khai thấp tài sản hoặc thu nhập, hoặc là khai khống các khoản nợ hay chi phí. Nói chung, tính thận trọng khơng cho phép sự thiên lệch.

 Đầy đủ: thông tin trên báo cáo tài chính để đáng tin cậy phải hồn tồn đầy đủ trong sự cân đối của chi phí và tính trọng yếu. Sự bỏ sót thơng tin có thể gây nên sai lệch và dẫn đến các khoản mục không đáng tin cậy và khơng thích hợp.

 Có thể so sánh: người sử dụng có thể so sánh báo cáo tài chính của đơn vị qua nhiều năm để xác định tình hình tài chính và hoạt động của đơn vị đó. Người sử dụng có thể so sánh báo cáo tài chính với nhiều đơn vị khác để đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động và lưu chuyển dòng tiền. Do vậy, việc đo lường và trình bày các nghiệp vụ kinh tế phải được thực hiện một cách nhất quán trong suốt thời gian hoạt động của đơn vị đó. Ngồi ra, người sử dụng phải được thông báo về những chính sách kế tốn được trình bày trong báo cáo tài chính, và bất cứ thay đổi nào về chính sách tài chính cũng như tác động của nó.

 Kịp thời: thơng tin tài chính thích hợp phải có ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng. Việc kịp thời bao gồm cả việc cung cấp thông tin trong khn khổ thời gian quy định. Nếu có một sự chậm trễ trong việc trình bày thơng tin nó có thể mất đi sự hợp lý. Nhà quản lý cần phải cân bằng giữa việc cung cấp báo cáo đúng thời điểm và cung cấp thông tin đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)