Luật kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 46 - 48)

2.3. Các quy định liên quan đến hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho

2.3.1. Luật kế toán

Luật kế toán số 03/2003/QH11 được ban hành vào ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004 quy định về kế toán, thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là cơng cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thơng tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Các đối tượng áp dụng luật này bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khơng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Hợp tác xã

- Hộ kinh doanh cá thể

- Người làm kế tốn, người khác có liên quan đến kế tốn.

Theo mục 3 –Báo cáo tài chính của Luật kế tốn chỉ phân biệt về báo cáo tài chính của các đơn vị kế tốn, lập báo cáo tài chính, thời hạn nộp báo cáo tài chính, nội dung cơng khai báo cáo tài chính, hình thức và thời hạn cơng khai báo cáo tài chính, và kiểm tốn báo cáo tài chính giữa các đơn vị hoạt động kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp, chứ chưa có quy định cụ thể về phân biệt rõ ràng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp lớn và báo cáo tài

chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy căn cứ vào mục 3 từ các điều 29 đến điều 34 của Luật kế tốn có quy định chung về báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp như sau:

 Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.  Báo cáo tài chính gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

 Báo cáo tài chính được lập vào cuối kỳ kế tốn năm, trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế tốn khác thì đơn vị kế tốn phải lập theo kỳ kế tốn đó.

 Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế tốn; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế tốn thì phải thuyết minh rõ lý do.

 Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

 Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

 Nội dung cơng khai của báo cáo tài chính gồm: - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Kết quả hoạt động kinh doanh

- Trích lập và sử dụng các quỹ - Thu nhập của người lao động

Đối với đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán.

 Báo cáo tài chính được cơng khai trong thời hạn một trăm hai mươi ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế tốn năm, theo các hình thức:

- Phát hành ấn phẩm - Thông báo bằng văn bản - Niêm yết

- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Vào ngày 31/5/2004 Chính phủ đã ban hành tiếp Nghị định 129/2004 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong kinh doanh. Theo Nghị định này từ điều 16 đến điều 23 làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến báo cáo tài chính như lập báo cáo tài chính, thời hạn nộp báo cáo tài chính, thời hạn cơng khai báo cáo tài chính, trường hợp được miễn lập và nộp báo cáo tài chính,… và những nội dung này áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp đang kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)