Giới thiệu tổng quát tình hình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 42)

DNNVV

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển

Từ khi nhà nước ta cho phép phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần kinh tế khác ngoài kinh tế quốc doanh phát triển mạnh trong đó có số đơng là kinh tế tư nhân, hộ gia đình. Do số lượng các doanh nghiệp này có số vốn và quy mô không lớn nên nhà nước đã ban hành nhiều luật lệ nhằm tạo điều kiện cho loại hình này phát triển, chính vì vậy mà chính phủ phân loại những doanh nghiệp này theo quy mô và số lượng để có sự quản lý cũng như có những chính sách để khuyến khích dạng doanh nghiệp này ngày càng phát triển. Theo công văn số 681/CP-KTN ra đời ngày 20/6/1998 của chính phủ quy định về doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 200 người và dưới 50 người là doanh nghiệp nhỏ. Đến năm 2001 theo nghị định NĐ 90/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, định nghĩa DNNVV như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký khơng q 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Đến ngày 30/6/2009 chính phủ ban hành nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ quy định như sau:

theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như đã trình bày trong bảng 1.1.

Hiện nay các DNNVV chiếm con số rất lớn trong nền kinh tế nước ta và số lượng này tăng nhanh mỗi năm. Ví dụ vào năm 2000 số lượng DNNVV chiếm 86,44% tổng số doanh nghiệp cả nước, đến năm 2004 con số khoảng 86,55%, năm 2006 con số khoảng 96,81%,… đến cuối năm 2010 số lượng DNNVV trên cả nước chiếm khoảng 96% tổng số các doanh nghiệp. Tình hình cụ thể được minh họa qua phụ lục 2A & 2B.

Ngày 23 tháng 11 năm 2008, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra Đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNCNNVV)- chịu sự quản lý của nhà nước và Bộ cơng thương- với mục đích: hỗ trợ các DNNVV trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với sự ra đời của hiệp hội này (VASMIE) đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của DNNVV.

2.1.2 Tình hình hoạt động

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư con số DNNVV tại nước ta có sự gia tăng đáng kể, đến đầu tháng 8 -2010, cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập và đang hoạt động, trong đó DNNVV chiếm 97%, thu hút trên 50,1% tổng số lao động và đóng góp trên 40% GDP hàng năm của cả nước, hoạt động trong nhiều kĩnh vực trong đó tập trung nhiều vào các lĩnh vực ngành thương mại, sửa chữa động cơ, xe máy, ngành chế biến, xây dựng, tư vấn, khách sạn, nhà hàng,…

Tuy các DNNVV hoạt động đa dạng ở các ngành nghề, nhưng phần lớn tập trung nhiều vào các ngành thương mại, những ngành đòi hỏi vốn đầu tư ít. Trong q trình hoạt động, các DNNVV bộc lộ những yếu kém sau:

- Khả năng cạnh tranh tài chính: quy mơ vốn đầu tư nhỏ, thiếu sự cạnh tranh về nguồn lực, số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm số lượng lớn. Theo số liệu của Hiệp hội DNNVV đầu năm 2010 các doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới một tỷ đồng chiếm khoảng 44%, vốn hơn 10 tỷ đồng chỉ chiếm 13%. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay chỉ khoảng 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cận vốn, 35% doanh nghiệp khó tiếp cận và 33% khơng thể tiếp cận nguồn vốn. Do vậy mà trong thời gian qua chính phủ cũng đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích cho DNNVV như NĐ56/2009 ban hành ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV,…

- Khả năng quản lý: trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị còn yếu, hầu như tập trung vào các chiến lược ngắn hạn để thu lợi trước, thiếu các chiến lược phát triển ổn định, lâu dài.

- Quy mô sản xuất: nhỏ bé, phân tán, sử dụng phương tiện, máy móc thiết bị cịn lạc hậu, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ chưa cao, năng lực người lao động còn thấp, dẫn đến chất lượng sản phẩm còn hạn chế, khó có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

- Nhận thức và chấp hành pháp luật chưa đầy đủ như chưa tuân theo một số quy định về thuế, kế toán, các quy định về bản quyền, sở hữu công nghiệp…làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường trong nước và thị trường thế giới.

2.2 Vai trị của thơng tin kế tốn đối với q trình hoạt động của DNNVV

nhiều, mà đại đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vì thế mà nhu cầu sử dụng thơng tin kế tốn chỉ tập trung ở một số đối tượng chính như: chủ sở hữu và cơ quan thuế. Chính vì vậy mà việc đáp ứng thơng tin kế tốn cịn nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhu cầu về sử dụng thông tin kế tốn của DNNVV khơng như các doanh nghiệp lớn, nhưng thơng tin kế tốn của DNNVV cũng hết sức quan trọng đối với công tác quản lý. Chất lượng của thơng tin kế tốn ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Thơng tin kế tốn của DNNVV tập trung vào những điểm sau:

Thứ nhất, thông tin kế toán giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình như về tình hình kinh doanh, nhu cầu của thị trường, tình hình bán hàng, xác định giá bán, quản lý cơng tác sản xuất,… nhờ đó giúp chủ sở hữu có cái nhìn tổng qt về tình hình tài chính của đơn vị mà có thể đưa ra các quyết định đầu tư trong ngắn hạn và dài hạn.

Thứ hai, thơng tin kế tốn giúp cho doanh nghiệp có được sự tin cậy từ chủ nợ và thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán cho chủ nợ.

Thứ ba, thơng tin kế tốn trình bày tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho việc tính thuế và thu thuế nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế các sai sót về thuế.

Thứ tư, thơng tin kế tốn của nhiều doanh nghiệp cùng ngành sẽ cho thấy được sự phát triển của các ngành, nghề, từ đó tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

2.3.1 Luật kế toán

Luật kế toán số 03/2003/QH11 được ban hành vào ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004 quy định về kế toán, thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là cơng cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thơng tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Các đối tượng áp dụng luật này bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khơng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Hợp tác xã

- Hộ kinh doanh cá thể

- Người làm kế tốn, người khác có liên quan đến kế toán.

Theo mục 3 –Báo cáo tài chính của Luật kế tốn chỉ phân biệt về báo cáo tài chính của các đơn vị kế tốn, lập báo cáo tài chính, thời hạn nộp báo cáo tài chính, nội dung cơng khai báo cáo tài chính, hình thức và thời hạn cơng khai báo cáo tài chính, và kiểm tốn báo cáo tài chính giữa các đơn vị hoạt động kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp, chứ chưa có quy định cụ thể về phân biệt rõ ràng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp lớn và báo cáo tài

chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy căn cứ vào mục 3 từ các điều 29 đến điều 34 của Luật kế tốn có quy định chung về báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp như sau:

 Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.  Báo cáo tài chính gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

 Báo cáo tài chính được lập vào cuối kỳ kế tốn năm, trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế tốn khác thì đơn vị kế tốn phải lập theo kỳ kế tốn đó.

 Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế tốn; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế tốn thì phải thuyết minh rõ lý do.

 Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế tốn ký. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

 Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

 Nội dung cơng khai của báo cáo tài chính gồm: - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Kết quả hoạt động kinh doanh

- Trích lập và sử dụng các quỹ - Thu nhập của người lao động

Đối với đơn vị kế tốn đã được kiểm tốn khi cơng khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm tốn.

 Báo cáo tài chính được công khai trong thời hạn một trăm hai mươi ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế tốn năm, theo các hình thức:

- Phát hành ấn phẩm - Thông báo bằng văn bản - Niêm yết

- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Vào ngày 31/5/2004 Chính phủ đã ban hành tiếp Nghị định 129/2004 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong kinh doanh. Theo Nghị định này từ điều 16 đến điều 23 làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến báo cáo tài chính như lập báo cáo tài chính, thời hạn nộp báo cáo tài chính, thời hạn cơng khai báo cáo tài chính, trường hợp được miễn lập và nộp báo cáo tài chính,… và những nội dung này áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp đang kinh doanh.

2.3.2 Chuẩn mực kế toán

Chuẩn mực kế toán là những quy định, hướng dẫn về các nguyên tắc và phương pháp kế toán làm cơ sở cho việc đánh giá, ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính, giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thơng tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý.

Từ năm 2001 đến nay với 05 Quyết định, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế. Trong 26 chuẩn mực

dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế tốn và khơng áp dụng 7 chuẩn mực kế tốn do khơng phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các chuẩn mực kế toán được áp dụng cho DNNVV được trình bày ở phụ lục 3A, 3B & 3C.

Liên quan đến trình bày báo cáo tài chính DNNNV áp dụng không đầy đủ VAS 21-quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập, kết cấu và nội dung chủ yếu.

DNNVV khi áp dụng VAS 21 được giảm bớt yêu cầu trình bày trong báo cáo. Đối với VAS 24-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì chỉ khuyến khích áp dụng chứ khơng bắt buộc.

2.3.3 Chế độ kế toán 48

"Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn, hợp tác xã nơng nghiệp và hợp tác xã tín dụng.

Các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khốn... được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con thực hiện chế độ kế toán theo quy định của cơng ty mẹ.

Chế độ kế tốn doanh nhiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế tốn thơng dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế tốn do khơng phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo chế độ kế toán 48 quy định về lập báo cáo tài chính cuối năm được trình bày theo VAS 21-giảm bớt các yêu cầu trình bày trong báo cáo. Hệ thống báo cáo tài chính của DNNVV theo chế độ kế toán 48 được quy định cụ thể như sau:

Mục đích :

(1) Tổng hợp và trình bày một cách tổng qt, tồn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính.

(2) Cung cấp các thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đốn trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các hợp tác xã cũng áp dụng Hệ thống báo cáo tài chính năm quy định tại chế độ kế toán này.

Hệ thống báo cáo tài chính năm này không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)