TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu Copy of THUYET MINH TONG HOP (Trang 69)

Việc đánh giá đúng tiềm năng đất đai về lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ nhằm định hướng cho việc sử dụng đất trên cơ sở khai thác sử dụng quỹ đất đai hợp lý, có hiệu quả cao, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp

Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá của các đề tài trước đây về đất đai, tài ngun, mơi trường và điều kiện khí hậu... trên địa bàn huyện Quế Sơn cùng với kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021-2030 và hiện trạng sử dụng đất, đối chiếu so sánh với các tiêu chí, xác định khả năng đáp ứng cho lĩnh vực nông nghiệp xác định tiềm năng đất đai để phát triển lĩnh vực nông nghiệp như sau:

4.1.1 Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp - Tiềm năng đất trồng lúa - Tiềm năng đất trồng lúa

Đối với huyện Quế Sơn sản xuất nơng nghiệp chủ yếu sản xuất lúa nước, vì vậy xác định tiềm năng đất trồng lúa và khoanh vùng bảo vệ là hết sức quan trọng. Với nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa sang các mục đích khác phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực khác xác định tiềm năng đất trồng lúa của tồn huyện vào khoảng 3.50 đến 5.800 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước khoảng 3.000 - 5.100 ha, tập trung chủ yếu các xã đồng bằng.

- Tiềm năng đất đai cho phát triển trồng cây hàng năm khác

Đa dạng hóa cây trồng nhằm giảm rủi ro trong nông nghiệp, năng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích là mục tiêu phát triển nơng nghiệp. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất cần thiết, trong đó có việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, đất rừng trồng sang đất đất trồng cây hàng năm khác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trên cơ sở nhu cầu chuyển đổi đất đất trồng cây hàng năm khác sang các mục đích khác phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực khác xác định tiềm năng đất trồng cây hàng năm khác đến năm 2030 của toàn huyện là khoảng 2.500-2.600 ha.

- Tiềm năng đất đai cho phát triển trồng cây lâu năm

Trên cơ sở điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu và nhu cầu chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang các mục đích khác phục vụ cho nhu cầu phát triển

67

các ngành, lĩnh vực, xác định tiềm năng đất đai để phát triển trồng cây lâu năm đến năm 2030 của toàn huyện là khoảng 3.900- 4.000 ha, tập trung chủ yếu tại vùng trung du của thuộc các xã Quế Minh, Quế Long, Quế phong và Quế Thuận

4.1.2. Tiềm năng đất đai cho phát triển lâm nghiệp

Hiện trạng đất rừng trên địa bàn huyện Quế Sơn khá lớn với diện tích 9,927 ha, chiếm hơn 38% tổng diện tích tự nhiên và chiếm hơn 47% diện tích đất nơng nghiệp tồn huyện. Trong đó chủ yếu là đất rừng trồng sản xuất chiếm hơn 62% tổng diện tích rừng tồn huyện. Trong giai đoạn 2021-2030 do nhu cầu chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển trang trại, trồng trọt theo công nghệ cao..., chuyển sang đất phi nông nghiệp nhu cầu cho một số ngành, lĩnh vực khác, trong đó chủ yếu phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp, phát triển khu chăn nuôi tập trung, các khu du lịch,... Như vậy, tiềm năng đất cho phát triển lâm nghiệp của huyện đến 2030 khoảng 9.000-9.200 ha. Trong đó đất rừng phịng hộ khoản 3.700 ha, đất rừng sản xuất 5.400 ha.

4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp nghiệp

4.1.2. Tiềm năng phát triển công nghiệp

Trong những năm tới, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện sẽ được xây dựng, phát triển mạnh theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực, quy mô sản xuất. Đối với các ngành tiểu thủ cơng nghiệp có quy mơ nhỏ, mang tính truyền thống khơng gây ơ nhiễm mơi trường... sẽ được tiếp tục duy trì phát triển trong tương lai; từng bước di chuyển các nhà máy, cơ sở sản xuất, có khả năng gây ơ nhiễm môi trường quy hoạch vào các cụm công nghiệp tập trụng.

Trong thời kỳ 2021-2030 tiếp tục mở rộng khu công nghiệp Đông Quế Sơn, mở rộng cụm công nghiệp Quế Cường, cụm công nghiệp Hương An, CCN Đồng Phú 1. Quy hoạch mới các cụm: Cụm công nghiệp Đồng Dài (Quế Phú), cụm cơng nghiệp Gị Đồng Mặt (Quế Thuận).

4.2.2. Tiềm năng phát triển đô thị. * Đô thị Đông Phú * Đô thị Đông Phú

Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hoàn chỉnh khu trung tâm hành chính huyện hiện hữu, hồn thiện hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy các khu dân cư nội thị ven bao đường,…Hình thành khu phố chợ Đơng Phú mới thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ, làm động lực phát triển cho khu vực phía Tây. Mở rộng về phía Đơng tại khu vực Cang Tây, hình thành khu vực trung tâm giáo dục, văn hóa, y tế và dịch vụ trên cơ sở các Trung tâm giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề, trường PTTH Quế Sơn, Bệnh viện đa khoa Quế Sơn, khu

68

thể dục thể thao và các hoạt động dịch vụ thương mại trên trục ĐT 611.

* Đô thị Hương An

Chỉnh trang khu trung tâm hiện hữu, hoàn thiện khu Trung tâm hành chính và các khu tái định cư; xây dựng khu thương mại Nam cầu Hương An và vệt ven sơng Ly Ly; hồn thiện Khu công nghiệp Đông Quế Sơn và Cụm công nghiệp Hương An;

Mở rộng khu đô thị về phía Đơng, hình thành khu dân cư, thương mại - dịch vụ phục vụ cho Khu cơng nghiệp Đơng Quế Sơn. Mở rộng về phía Bắc, mở rộng khu trung tâm thương mại dịch vụ về phía Đơng Quốc lộ 1A, xây dựng hoàn thiện khu dân cư thương mại dịch vụ ven sông Ly Ly. Phát triển khu vực đơ thị Hương An tồn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội đồng thời kết nối Thăng Bình - Mộc Bài - Bà Rén thành chuỗi đơ thị làm động lực phát triển cho khu vực Hành lang kinh tế Trung Quảng Nam.

4.3. Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển du lịch

Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như cảnh quan thiên nhiên; các di tích lịch sử văn hóa, các cơng trình danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, cùng với các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc... Huyện Quế Sơn có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch với nhiều loại hình đa dạng như: Du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch tham quan,...

Tập trung phát triển các khu du lịch sinh thái như: khu du lịch sinh thái Đèo Le, sinh thái Hố Ging ( Quế Long), Xây dưng khu du lịch suối nước nóng Bàn Thạch (Quế Phong), Khu du lịch suối Tiên - suối Ông - suối Bà (Quế Hiệp) và khu sinh thái thơn Trà Đình 2(Quế Phú),,... Nâng cấp và trùng tu các điểm di tích, lịch sử - văn hóa như: Di tích lịch sử Căn cứ đặc khu ủy Quảng Đà, khu di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Cấm Dơi,... góp phần thu hút khách du lịch ghé thăm.

Khai thác sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch sẽ là thế mạnh góp phần tạo tiền đề phát triển kinh tế dịch vụ của huyện trong tương lai. Vì vậy, trong những năm tới các khu vực này sẽ tiếp tục được ưu tiên đầu tư phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng, các cơng trình vui chơi giải trí, phục vụ cho du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ thương mại của huyện sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển tập trung ở khu vực trung tâm, khu vực nội thị với hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại; hệ thống dịch vụ có quy mơ nhỏ sẽ được củng cố mở rộng, phát triển trong các khu dân cư...

69

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

1.1.1. Phương hướng phát triển

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, rút ngắn chênh lệch mức sống dân cư giữa khu vực nông thôn với đô thị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tăng cường quốc phịng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2025.

Lấy phát triển nhanh, toàn diện và bền vững làm cơ sở, trong đó: cơng nghiệp làm nền tảng, hạ tầng và du lịch làm mũi nhọn, nông nghiệp theo hướng sản xuất hang hóa. Những năm gần đây kinh tế huyện đi lên từ cơng nghiệp khai thác khống sản – vật liệu xây dựng và thương mại dịch vụ, du lịch. Phát triển kinh tế gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội; kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, đồng thời gắn với bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa lợi thế của địa phương, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, nhất là kinh tế tập thể.

Tăng cường tiềm lực quốc phịng an ninh, đảm bảo ổn định chính trị xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội của huyện; chú trọng tăng cường đối với những địa bàn trọng điểm về kinh tế, xung yếu về quốc phòng và an ninh, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cao và bền vững trong mọi tình huống.

1.1.2. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên đổi mới thu hút đầu tư, ứng dụng công nghiệp công nghệ cao, gắn với phát triển đô thị; trọng tâm trước mắt tập trung làm tốt công tác phối hợp và kiến nghị tỉnh tăng cường đầu tư vào lĩnh vực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông đấu nối, kết nối với các vùng trong khu vực và xây dựng mạng lưới giao thông cơng cộng đồng bộ và liên hồn giữa khu đơ thị, khu thương mại - dịch vụ, du lịch, khu dân cư trên địa bàn; nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường giao thông huyết mạch, gắn với phát triển phương tiện giao thông

70

công cộng. Thu hút, mời gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường làm mũi nhọn tạo động lực thúc đẩy phát triển.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng NTM: Hỗ trợ, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất hình thành các vùng chun canh sản xuất nông nghiệp, nhất là tập trung những nơi có điều kiện về hạ tầng đồng ruộng, vùng thiếu hụt lao động để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, trồng rừng gỗ lớn. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, phòng chống dịch bệnh; tiếp tục quảng bá, quản lý và phát triển nhãn hiệu gà tre Đèo Le; xây dựng, phát triển sản phẩm Ocop mang thương hiệu của từng địa phương. Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác, hợp tác xã, đa dạng hóa các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là khuyến khích đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, đồng thời kết hợp với huy động tối đa các nguồn lực, nhất là vận động người dân chung sức xây dựng NTM, phấn đấu đến năm 2025 huyện Quế Sơn đạt chuẩn NTM.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây dựng: Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng. Đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong các cụm công nghiệp tạo điều kiện thu hút đầu tư, phấn đấu lấp đầy các cụm công nghiệp đã được quy hoạch vào năm 2025; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở những ngành mà huyện có lợi thế như chế biến nông - lâm sản, vật liệu xây dựng, may mặc... Khuyến khích phát triển các ngành nghề sử dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, có khả năng cạnh tranh, thân thiện với môi trường và ưu tiên sử dụng lao động địa phương.

- Tập trung khai thác tiềm năng du lịch: Hoàn thành xây dựng đề án phát triển du lịch của huyện. Có kế hoạch tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị, tạo sự kết nối các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh ở từng địa phương với phát triển du lịch. Gắn phát triển du lịch với tạo ra các sản phẩm đặc trưng của huyện và đảm bảo quyền lợi cho người dân trên địa bàn. Tập trung mời gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Suối Tiên, nước nóng Bàn Thạch để từng bước định hướng triển khai loại hình du lịch trải nghiệm; đồng thời giải quyết dứt điểm các tồn tại của khu du lịch Suối Nước Mát - Đèo Le, đảm bảo cảnh quan môi trường, phù hợp quy hoạch.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, khớp nối quy hoạch phát triển vùng của tỉnh tạo ra sự lan tỏa trên địa bàn huyện. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, có trọng điểm nhất là ưu

71

tiên cho giao thông và thủy lợi. Nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông dọc ĐT611, ĐH 01, ĐH 21, tiến hành khảo sát, lập quy hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến giao thông theo trục ngang, nhất là kết nối với quốc lộ 14E để mở rộng không gian phát triển trên địa bàn huyện. Trước hết ưu tiên xây dựng tuyến ĐH21.QS (Đông Phú - Hương An), mở rộng tuyến ĐH01, tuyến ĐH04.QS (Hương An - Bình Giang) và tuyến ĐH08.QS (Quế Minh - Đông Phú - Bình Lãnh); hồn thành xây dựng và phát huy hiệu quả cơng trình hồ Lộc Đại (Quế Hiệp), hồ Châu Sơn (Quế An); hoàn thiện hệ thống kênh Việt An, hệ thống kênh KN2 hồ An Long (Quế Phong).

- Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ, coi trọng bảo vệ mơi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và an ninh Quốc gia.

1.2. Quan điểm sử dụng đất.

- Khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cho các mục đích sử dụng. Phấn đấu đưa tồn bộ quỹ đất vào sử dụng, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, tiềm năng con người và lợi thế tự nhiên. Khai thác sử dụng đất đi đôi với cải tạo, bồi bổ, làm giàu quỹ đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường đất, cảnh quan thiên nhiên. Bảo vệ, sử dụng đất tiết kiệm, chuyển đổi hợp lý đất đai đem lại hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với quá trình chuyển dịch lao động,

Một phần của tài liệu Copy of THUYET MINH TONG HOP (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)