Rủi ro hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động đầu tư tài chính trong công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sàn hose , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 152)

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính và quản trị rủi ro đầu tư tài chính

2.2.3.1. Rủi ro hệ thống

Chỉ số VN-Index trên sàn HOSE cuối năm 2008 giảm gần 65% so với cuối năm 2007 làm cho tồn bộ giá của tất cả các loại chứng khốn trên thị trường đều sụt giảm. Sự sụt giảm giá chứng khốn trong thời gian qua đã khiến cho giá trị tài sản của các nhà đầu tư giảm đi tới hàng chục ngàn tỷ đồng, trong đĩ mất mát lớn nhất cĩ lẽ thuộc về các cơng ty niêm yết tham gia thị trường chứng khốn dưới tư cách là những nhà đầu tư cĩ tổ chức, đầu tư quy mơ lớn.

Mục đích khi tham gia thị trường của các đối tượng này là nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư đa ngành, tối đa hĩa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Thế nhưng mục đích tốt đẹp ban đầu này dường như đã khơng trở thành hiện thực trong tình hình thị trường vào thời điểm bắt đầu từ năm 2008, thậm chí cĩ thể nĩi, chính các khoản đầu tư “trái ngành” này dường như lại là một trong những tác nhân làm giảm kết quả kinh doanh của các cơng ty.

Sự sụt giảm giá chứng khốn trên thị trường Việt Nam dẫn đến sự thua lỗ của các cơng ty do đầu tư tài chính trong năm 2008 là do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất: Sự thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ.

Năm 2007 khi thị trường tiền tệ nĩng lên, lãi suất của hệ thống ngân hàng tăng

cao. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN cơng bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng trái phiếu bắt buộc, nhưng khơng được sử dụng vay tái cấp vốn. Thời điểm phát hành là ngày 17/3/2008. Để chủ động cĩ đủ vốn mua tín phiếu NHNN bắt buộc vào thời điểm đĩ các NHTM phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường, bởi vì muốn cĩ đủ 20.300 tỷ đồng mua tín phiếu NHNN thì phải huy động ít nhất là 23.000 tỷ đồng vì phải nộp dự trữ bắt buộc 11%. Do đĩ TTCK cĩ phản ứng tức thì về việc gần 23.000 tỷ đồng bị rút khỏi lưu thơng; kết hợp chỉ thị 03 của NHNN Việt Nam về việc giảm dư nợ cho vay đầu tư chứng khốn xuống 3% tính

trên tổng dư nợ. Dẫn đến, hàng loạt NHTM hạn chế cho vay vốn nĩi chung và vay vốn đầu tư chứng khốn lại càng khơng thể.

Do đĩ, nguồn vốn cung cấp cho thị trường chứng khốn giảm sút. Dẫn đến chỉ số VN – INDEX bắt đầu của những chuỗi ngày sụt giảm nghiêm trọng, giá của các loại chứng khốn trên thị trường đều giảm mạnh. Sự sụt giảm chỉ số

VN–INDEX năm 2008 được thể hiện cụ thể trong biểu đồ 2.7

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 THÁN G 1 THÁNG 3 THÁN G 4 THÁ NG 10 THÁ NG 12 THỜI GIAN GIÁ T R INDEX 2007 INDEX 2008 INDEX 30/9/2009

Biểu đồ 2.7: Chỉ số INDEX năm 2007, 2008, 30/9/2009

Nguồn: Biểu đồ được vẽ từ số liệu “thống kê chỉ số INDEX” từ SGDCK TP.HCM.

Nguyên nhân thứ 2: Tác động từ các trấn động thị trường – khủng hoảng tài chính Mỹ

Bài “Chứng khốn thế giới 2008: Khĩ tin, nhưng là thực tế!” đang ngày 31/12/2008 trên đăng trên trang web Vn Economy.vn đã phần nào tồn cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, sự sụt giảm thê thảm của các thị trường chứng khốn.

Kinh tế Mỹ nĩi riêng và thế giới nĩi chung cũng chịu tác động nghiêm trọng từ việc “bong bĩng” thị trường bất động sản Mỹ “xì hơi”, với rủi ro lan tỏa từ Mỹ sang các nước phát triển và tồn cầu, với hệ quả là sự đổ vỡ dây chuyền của hệ thống tài chính. Sự đổ vỡ và tan rã của hệ thống ngân hàng đầu tư ở Phố Wall là sự thay đổi mang tính chất lịch sử của ngành tài chính thế giới, khi các tên tuổi uy tín như Lehman Brothers bị phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị thâu tĩm,

Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company). Châu Á cũng khơng tránh khỏi cơn bão. Riêng ba tập đồn tài chính hàng đầu của Nhật là Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group đã thua lỗ hàng tỷ USD từ các thương vụ đầu tư các tài sản nợ dưới chuẩn của Mỹ. Ngay cả đến một tập đồn đầu tư nổi tiếng của Chính phủ Singapore - Tập đồn Temasek Holdings - cũng lỗ nặng, với các khoản rĩt vốn vào Phố Wall và khoản tiền đầu tư vào Ngân hàng Barclays của Anh...

Do tác động khủng hoảng tài chính tồn cầu làm cho chỉ số chứng khốn của tất cả các trung tâm giao dịch chứng khốn trên thế giới đều sụt giảm trên 30% so với năm 2007, chỉ số VN-INDEX tháng 12/2008 giảm 65% so với tháng 12/2007.

Biểu đồ 2.8: Biến động trong 52 tuần của các chỉ số chứng khốn trên thế giới năm 2008

Nguyên nhân thứ 3: Sự thay đổi về lãi suất tiền vay.

Lý thuyết kinh tế học đã chứng minh, tác động của lãi suất thực đến sản lượng và giá cả thơng qua hai yếu tố chi tiêu dùng và đầu tư.

- Khi lãi suất thực tăng lên các cá nhân, hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu chi tiêu, đầu tư hiện tại và tăng tiết kiệm để cho tiêu dùng trong tương lai. Do đĩ, khi lãi suất huy động tăng cao thu hút thêm nhiều nhà đầu tư chứng khốn đem tiền nhàn rỗi đến gửi ngân hàng để hưởng lãi suất vì khi đĩ lợi nhuận từ đầu tư chứng khốn khơng cịn hấp dẫn họ nữa lại cịn loại bỏ được rủi ro.

- Đối với khu vực sản xuất, sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng. Kết hợp với việc đĩng băng các khoản cho vay kinh doanh chứng khốn nhiều nhà đầu tư phải bán tháo với giá rất thấp. Mặt khác, lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với DN. Chi phí này tăng sẽ làm cho cổ tức của cổ đơng sẽ giảm vì nĩ sẽ hạ thấp lợi nhuận mà DN và cổ tức hiện cĩ từ cổ phiếu thường sẽ khơng hấp dẫn các nhà đầu tư, họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào cĩ lãi suất cao.

Lãi suất cơ bản tăng từ 8,25% (tháng 1/2008) lên đến 14% (tháng 10/2008) làm cho lãi suất cho vay tại các NHTM tăng (hầu hết lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại từ tháng 6/2008 đến tháng 11/2008 đều ở mức trần (bằng 150% lãi suất cơ bản).

Chính sự thay đổi theo chiều hướng tăng của lãi suất trên thị trường dẫn tới nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khốn giảm và lượng vốn rút ra khỏi thị trường tăng làm cho thị trường chứng khốn đi xuống, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường vào cuối năm 2007 đến đầu năm 2009 đều giảm mạnh, chi phí tài chính của các doanh nghiệp tăng cao.

Nguyên nhân thứ 4: Tâm lý nhà đầu tư

Theo thuyết lịng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lịng tin của nhà đầu tư đối với tương lai: giá cổ phiếu, lợi nhuận DN và lợi tức cổ phần.Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng

xuất hiện 2 nhĩm người: nhĩm người lạc quan và nhĩm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá.

Cuối tháng 01/2008 nhiều nhà đầu tư dự đốn rằng giá của các cổ phiếu trên thị trường đã giảm tới “ đáy” nên quyết định mua cổ phiếu vào (VN-DEX ngày 31/1/2008 là 844,11 đểm) nhưng những tháng tiếp theo thị trường lại tiếp tục xuống tới đáy mới và khơng biết cĩ cịn giảm xuống nữa khơng. Dẫn đến, rất nhiều nhà đầu tư rời sàn chuyển sang thị trường bất động sản và thị trường vàng. Chính vì vậy làm cho thị trường chứng khốn càng trở nên ảm đạm.

Nguyên nhân thứ 5: Rủi ro thơng tin

Quy định về trích lập dự phịng chưa được hướng dẫn cụ thể bên tạo cơ hội cho hàng loạt doanh nghiệp khác cơng bố thơng tin sai lệch, lỗ thành lãi; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khơng chấp hành nghiêm các quy định về minh bạch thơng tin. Trong kinh doanh chứng khốn thì vấn đề thơng tin minh bạch và chính xác đối với các nhà đầu tư được xem là vơ cùng quan trọng, và cĩ thể nĩi là mang tính quyết định về hiệu quả của việc đầu tư chứng khốn.

Chính vì thiếu thơng tin, thơng tin khơng chính xác về hiệu quả hoạt động của các cơng ty niêm yết nên đã ảnh hưởng lớn tới kết quả đầu tư tài chính của các cơng ty vào cuối năm 2008.

Nguyên nhân thứ 6: Thiếu các cơng cụ quản trị

Trên thị trường hợp đồng phái sinh chưa phát triển, hàng hĩa khơng đa dạng. Hiện nay, trên thị trường mới cĩ các hợp đồng phái sinh về lãi suất, tỷ giá và

kinh doanh vàng cịn các hợp đồng phái sinh trên thị trường chứng khốn hồn tồn chưa cĩ. Các nhà đầu tư thếu thơng tin, kiến thức về loại hợp đồng này.

2.2.3.2. Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống là những rủi cá biệt chỉ xảy ra cho từng doanh nghiệp cụ thể. Do đĩ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro phi hệ thống đối với từng doanh nghiệp

sẽ khác nhau. Các rủi ro đến ngay từ chính trong nội bộ doanh nghiệp như thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, sự yếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên. Qua nghiên cứu các cơng ty Phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE cĩ lợi nhuận trước thuế năm 2008 âm do hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất: Do sự hạn chế, thiếu kinh nghiệm, năng lực của nhà

quản lý các doanh nghiệp

Phần lớn các cơng ty Phi tài chính thường cĩ tổ chức bộ máy quản lý đơn giản khơng cĩ giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, khơng cĩ cán bộ chuyên tránh cĩ đủ khả năng và đủ kinh nghiệm phân tích và quản trị rủi ro đầu tư tài chính.Các quyết định đầu tư phần nhiều mang nặng tính chủ quan của các nhà quản lý.

- Do năng lực của các nhà quản lý tại các cơng ty Phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE cịn hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính (đây là lĩnh vực đầu tư ngồi lĩnh vực đầu tư truyền thống) đã dẫn tới thua lỗ trong năm 2008. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc cơng ty Cơ điện lạnh REE đã thẳng thắn thừa nhận sai lầm trong hoạt động đầu tư tài chính của cơng ty “Tơi

khơng biết phải nĩi thế nào về thất bại của REE trong hoạt động đầu tư vừa qua vì đĩ là lỗi của Ban điều hành.... Tơi xin lỗi cổ đơng vì đã hành động khơng dứt khốt. Sai lầm của REE ở đây chính là quy trình đầu tư khơng chuyên nghiệp và khơng đánh giá đúng về các cơng ty mình đầu tư... Biến động của thị trường đã được chúng tơi dự đốn trước, nhưng do sự thiếu kinh nghiệm và hành động thiếu dứt khốt là nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ. Ban điều hành đã khơng lường trước được thị trường lại trượt sâu đến như vậy. Và mặc dù đã cĩ nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc thanh khoản một số cổ phiếu trong danh mục đầu tư nhưng Ban điều hành và bộ phận đầu tư khơng hành động dứt khốt và triệt để”

- Các nhà quản lý chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của cơng tác QTRR đối với giá trị của doanh nghiệp.

Nguyên nhân thứ 2: Các doanh nghiệp khơng xây dựng cho doanh nghiệp mình một quy trình quản trị rủi ro đầu tư tài chính chun nghiệp.

• Bộ phận tài chính, kế tốn chỉ tập trung vào cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với báo cáo tài chính, hạn chế về năng lực xác định và kiểm sốt rủi ro tài chính. • Doanh nghiệp khơng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy trình quản lý rủi

ro một cách cụ thể. Do đĩ, DN khơng xác định, khơng dự báo được những rủi ro mà DN cĩ thể phải đối mặt nên khi cĩ rủi ro xảy ra các DN lúng túng trong việc thực hiện các biện pháp để ngăn chặn rủi ro và khơng thực hiện những nỗ lực để ngăn chặn rủi ro vì khơng thể lượng hĩa được những rủi ro DN đang đối mặt. Hệ thống kiểm sốt chiến lược của doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thiếu sự trao đổi thơng tin về rủi ro trong doanh nghiệp.

• Hầu như các DN khơng cĩ khuơn khổ đánh giá rủi ro thống nhất, khơng gắn kết quản lý rủi ro với những quy trình hay chuỗi giá trị của DN. Trong trường hợp, DN cĩ thực hiện việc quản lý rủi ro thì cũng quản lý một cách một cách rời rạc thiếu tập trung.

• Doanh nghiệp ít quan tâm đến rủi ro, quản lý rủi ro khơng được xác định là vấn đề ưu tiên hàng đầu, khơng cĩ người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trong DN.

Nguyên nhân 3: Tỷ lệ đầu tư tài chính quá lớn.

Đối với các doanh nghiệp Phi tài chính khi đầu tư tài chính là đầu tư ra ngồi lĩnh vực kinh doanh sở trường của mình. Chính vì vậy các doanh nghiệp sẽ thiếu kinh nghiệm trong việc dự báo rủi ro và chuẩn bị các biện pháp phịng ngừa.

Nhưng thực tế trong năm 2007, 2008 tỷ trọng đầu tư tài chính của các doanh nghiệp quá lớn (số liệu được thể hiện trong bảng 2.11) cĩ những doanh nghiệp cĩ tỷ trọng đầu tư tài chính trong tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2008 lên tới 61% như cơng ty Cổ phần điện lạnh REE, 50% như cơng ty Cơng ty cổ phần Kinh Đơ (KDC), 47,32% như cơng ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thơng.

TỶ TRỌNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG TỔNG NGUỒN VỐN ĐV : triệu đồng 2006 2007 2008 MaCK TỔNG NV ĐTTC TỶ TRỌNG ĐTTC/ NV TỔNG NV ĐTTC TỶ TRỌNG ĐTTC/ NV TỔNG NV ĐTTC TỶ TRỌNG ĐTTC/ NV BHS 589.781 14.837 2,52% 669.426 193.670 28,93% 598.525 67.692 11,31% GMD 872.649 228.829 26,22% 3.286.537 1.027.646 31,27% 3.502.001 983.804 28,09% HAP 247.467 37.300 15,07% 732.272 262.202 35,81% 786.495 285.516 36,30% KDC 936.372 270.886 28,93% 3.067.474 1.324.799 43,19% 2.983.410 1.513.305 50,72% MPC 1.033.175 21.982 2,13% 2.120.773 493.194 23,26% 2.266.905 641.297 28,29% MTG 55.210 0,00% 182.828 73.491 40,20% 284.109 87.327 30,74% PPC 10.604.813 0,00% 9.682.285 2.128.370 21,98% 10.797.310 2.974.848 27,55% REE 1.512.616 454.945 30,08% 2.891.125 1.487.274 51,44% 2.608.254 1.612.297 61,82% SAM 1.757.533 1.025.829 58,37% 3.077.897 1.025.829 33,33% 2.279.146 1.078.432 47,32% TPC 195.273 0,00% 433.004 152.734 35,27% 328.780 100.803 30,66% TRI 211.341 38050 18,00% 393.273 0,00% 325.819 56.528 17,35%

Bảng 2.10: Tỷ trọng đầu tư tài chính trong tổng nguồn vốn của 10 cơng ty phi tài chính lợi nhuận trước thuế

năm 2008 âm do đầu tư tài chính

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Đầu tư tài chính là một trong những hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nĩ giúp doanh nghiệp đa dạng hĩa tài sản, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cho các cổ đơng. Nhưng đối với cơng ty Phi tài chính thì đây khơng phải là lĩnh vực kinh doanh sở trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu kinh nghiệm về quản lý, thiếu nguồn nhân lực cĩ trình độ cao trong lĩnh vực đầu tư tài chính, cơng tác QTRR tài chính tại các doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm nên các doanh nghiệp đã phải chịu rủi ro phi hệ thống trong lĩnh vực đầu tư này.

Năm 2007 là năm Việt Nam cĩ tỷ lệ lạm phát cao (12,6%) chính vì vậy Chính phủ phải cĩ những thay đổi lớn về chính sách tài khĩa cũng như chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát. Mặt khác năm 2007-2008 là những năm tình hình tài chính, kinh tế của Việt Nam nĩi riêng và tồn thế giới nĩi chung cĩ nhiều biến động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động đầu tư tài chính trong công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sàn hose , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)