Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của hệ thống Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 54)

Đối với các nhà đầu tƣ thì việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả là yêu cầu sống còn trong cơ chế thị trƣờng. Một số kiến nghị đối với các nhà đầu tƣ nhƣ sau:

- Cần tăng cƣờng xây dựng chiến lƣợc thích hợp để tăng năng lực tài chính, làm đúng chế độ hạch toán kế toán; tăng năng lực triển khai các dự án, thiết lập hệ thống quản lý chất lƣợng, quản lý môi trƣờng theo quy định của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế; kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý để tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả

- Tận dụng nguồn tín dụng thƣơng mại của bạn hàng để chiếm dụng vốn trong thời gian cho phép nhằm giảm áp lực về nhu cầu vốn. Đây là một hình thức phổ biến đƣợc chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, các nhà đầu tƣ nên sử dụng tối đa hình thức này nhƣ là một ƣu đãi của các đối tác trong việc cung cấp thiết bị, máy móc hay nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất để giảm bớt nhu cầu vốn phải đầu tƣ ban đầu quá lớn.

- Huy động vốn bằng phƣơng thức liên doanh liên kết với các đối tác khác để cùng phát triển. Đây là phƣơng thức các bên tham gia đều cùng có lợi và tận dụng

tốt hơn ƣu thế của các bên để có hiệu quả kinh doanh cao nhất. Phƣơng thức này cũng làm giảm nguồn vốn phải đầu tƣ ban đầu, thay vào đó là nguồn vốn của đối tác.

- Phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần là hình thức huy động vốn cho công ty mà không phải đi vay của ngân hàng. Vốn do các cổ đông đóng góp và đƣợc đầu tƣ theo chiến lƣợc phát triển của công ty. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể phát hành cổ phiếu mới để thu hút các nhà đầu tƣ và hình thức này chỉ đƣợc thực hiện ở các công ty cổ phần.

Dù vậy, việc phải vay vốn của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng là không trách khỏi. Điều này tuỳ thuộc vào sự so sánh giữa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp và lãi suất vay của các tổ chức tín dụng. Các nhà đầu tƣ cần:

- Đa dạng hoá nguồn vốn vay: từ NHTM, các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu. Với nhiều nguồn vốn vay với các mức lãi suất khác nhau từ các tổ chức tín dụng khác nhau, các nhà đầu tƣ sẽ có cơ hội nhận đƣợc lãi suất trung bình thấp nhất với cùng một lƣợng vốn vay. Đồng thời đa dạng hoá nguồn vốn vay sẽ đảm bảo cho nhà đầu tƣ có đƣợc đủ vốn vào thời điểm cần thiết để tiến hành thực thi công việc.

- Xây dựng kế hoạch vay vốn theo dự án đồng thời có kế hoạch trả vốn và lãi vay. Ngay khi lập dự án phải xác định rõ nguồn vốn đầu tƣ có bao nhiêu là vốn vay và xây dựng kế hoạch trả nợ cùng lúc với xây dựng kế hoạch vay vốn để đảm bảo khả năng chi trả vốn và lãi vay của dự án; tránh sử dụng phần hoàn trả vốn và lãi vay của dự án vào mục đích khác dẫn đến mất khả năng thanh toán khi đáo hạn.

- Tránh việc sử dụng vốn vay sai mục đích là yêu cầu cơ bản khi sử dụng vốn vay, nhằm đảm bảo khả năng chi trả cho ngân hàng khi đáo hạn. Đặc biệt không đƣợc sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho đầu tƣ trung - dài hạn dẫn đến khi đáo hạn thanh toán thì dự án trung dài hạn vẫn chƣa vào thời kỳ thu hồi vốn và sinh lời nên mất khả năng thanh toán.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng mà mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trƣờng, Ngân hàng cần phải đảm bảo đƣợc hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn không chỉ là mong muốn của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay. Với suy nghĩ đó, em chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thƣơng mại ởi Việt Nam” để phần nào đáp ứng mong muốn này.

Qua thời gian học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động tín dụng trung dài hạn tại của các Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, em nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trung và dài hạn trong công cuộc đổi mới. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn đã thể hiện vai trò quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp, với bản thân của ngân hàng cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt đƣợc thì Ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta hiện nay cũng có một số hạn chế nhất định ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn phải là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của NHTM. Bên cạnh đó cũng rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho NHTM phát huy có hiệu quả.

Với hiểu biết có hạn, lại chƣa có kinh nghiệm thực tế nên nếu bài viết có những vấn đề còn nhiều sai sót trong việc đƣa ra và làm rõ các nguyên nhân tồn tại và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại nói trên. Những giải pháp trong bài có thể còn thiếu tính thực tế, chƣa xét đến bối cảnh cũng nhƣ điều kiện áp dụng. Nhƣng em cũng mong rằng những giải pháp này sẽ có giá trị tham khảo, phần nào đƣa ra phƣơng hƣớng để mở rộng tín dụng trung dài hạn, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với việc cải thiện tình hình cho vay hiện nay tại NHTM.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật NHNN và luật các tổ chức tín 2. Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại

3. Tạp chí tài chính.

4. Cổng thông tin Bộ Tài chính, http://www.mof.gov.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của hệ thống Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)