Để nâng cao chất lƣợng tín dụng trung- dài hạn tại NHTM tôi xin một số kiến nghị nhƣ sau:
Tăng cƣờng công tác huy động vốn trung - dài hạn nhƣ kỳ phiếu, chứng
chỉ tièn gửi…
Trong thời gian qua NHTM thu hút các nguồn vốn ngắn hạn nhƣ: tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm kèm quà tặng… Nhƣng thực tế lại không nhƣ mong muốn của Ngân hàng, sau khi có kết quả của tiết kiệm dự thƣởng ngƣời dân thƣờng rút ngay số tiền của họ ra gây không ít khó khăn cho vốn của Ngân hàng. NHTM vẫn chƣa có nhiều hình thức để huy động vốn trung- dài hạn. Nên trong thời gian tới các NHTM cần tăng cƣờng các biện pháp để huy động vốn trung- dài hạn bằng cách phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… giúp cho Ngân hàng có nguồn vốn lớn đầu tƣ vào tín dụng trung- dài hạn.
Tăng cƣờng thông tin tín dụng trung - dài hạn
NHTM cần cung cấp thêm các thông tin về hoạt động của ngành nhƣ lợi tức, lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, chủ trƣơng chính sách quản lý vĩ mô của nhà nƣớc, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các NHTM khác. Với những thông tin này sẽ giúp cho các Ngân hàng định hƣớng và nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động tín dụng trung- dài hạn.
Nâng cao nơn nữa chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng nhƣ cán bộ công nhân viên trong ngành Ngân hàng.
Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong hệ thống, NHTM cần quan tâm bồi dƣỡng không chỉ những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các Ngân hàng mà cần phải tăng cƣờng mở rộng việc đào tạo kiến thức và trình độ chuyên môn cho các cán bộ có năng lực, triển vọng khác của Ngân hàng. Các NHTM có thể áp dụng nhiều loại hình đào tạo khác nhau để nâng cao trình độ cán bộ nhƣ cử cán bộ ra nƣớc ngoài học, mở các lớp tín dụng bồi dƣỡng chuyên đề. Cung cấp đầy đủ các tài liệu văn bản pháp quy các cẩm nang hƣớng dẫn nghiệp vụ tín dụng… để cán bộ tự học tập, trao dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ.
Xác định rõ chất lƣợng tài sản, giá trị nợ xấu nợ dƣới chuẩn tại các ngân
hàng thƣơng mại và tính toán mức dự phòng rủi ro tín dụng từ đó đánh giá mức độ đảm bảo của vốn tự có.
Các ngân hàng cần phải minh bạch trong việc phân loại kịp thời nợ xấu và nợ dƣới chuẩn để có các biện pháp làm sạch danh mục tín dụng và đảm bảo có đủ nguồn vốn để bù đắp các khoản lỗ.
Các NHTM phải bắt đầu nhìn thẳng vào sự thật. NHNN nên chỉ đạo nghiêm ngặt các ngân hàng thƣơng mại rà soát nghiêm minh chất lƣợng tài sản, đánh giá trung thực tình hình tài chính sau đó mới nên đƣa ra chiến lƣợc tái cơ cấu vốn và tái cơ cấu ngành.
Giải quyết nợ xấu và thanh lý các tài sản không nằm trong hoạt động cốt lõi NHNN cần nghiên cứu mô hình cho phép các ngân hàng có nợ xấu cao tách biệt hoạt động tốt "ngân hàng tốt - good bank" và các khoản nợ dƣới chuẩn NPL "ngân hàng xấu - bad bank" ra hai pháp nhân khác nhau. "Ngân hàng xấu" sẽ tập trung vào giải quyết triệt để các khoản nợ xấu, còn ban lãnh đạo ngân hàng có thể tập trung phát triển hoạt động cho vay mới có hiệu quả "good bank". Các khoản nợ NPL sẽ đƣợc chuyển sang "ngân hàng xấu" theo mức giá thực chất sau khi đã đƣợc lập dự phòng đầy đủ. Việc tách biệt giữa "ngân hàng tốt" và "ngân hàng xấu" đã đƣợc nhiều nƣớc áp dụng thành công, ví dụ nhƣ Ngân hàng Northern Rock tại Anh và nhiều ngân hàng khác ở Mỹ và châu Âu.
Theo số liệu hợp nhất của 43 ngân hàng thƣơng mại, tổng dƣ nợ cho vay khách hàng chỉ chiếm chƣa đến 60% trong tổng tài sản 175 tỷ USD của các ngân hàng này. 40% còn lại tƣơng đƣơng khoảng 70 tỷ USD thì phần lớn là đầu tƣ chứng khoán (trong đó có trái phiếu các loại): 25 tỷ USD và cho các ngân hàng thƣơng mại khác vay: 31 tỷ USD. Riêng số dƣ 25 tỷ USD đầu tƣ chứng khoán gấp 1,8 lần tổng vốn chủ sở hữu.
Thực tế này rất nhiều ngân hàng dùng các cơ chế nhƣ trái phiếu, đầu tƣ ủy thác qua hoạt động quỹ đầu tƣ để hạch toán các khoản tài trợ mang bản chất tín dụng và đầu tƣ vào cổ phiếu. Do đó, chất lƣợng tín dụng cần đƣợc đánh giá tổng thể hơn bao gồm cả các khoản đầu tƣ tài chính và cả các khoản khác trên bảng cân đối tài sản và các tài khoản ngoại bảng thay vì chỉ có dƣ nợ khách hàng.