Về tổng thể và dài hạn, cần tiếp tục xác định hƣớng phát triển tổng thể của hệ thống tài chính – ngân hàng, trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu:
Thứ nhất, tổ chức lại Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) với cơ cấu và tính chất
hoạt động nhƣ một Ngân hàng Trung ƣơng hiện đại, ngày càng hoạt động theo cơ chế thị trƣờng đầy đủ, đƣợc trao quyền độc lập, tự chủ hơn trong việc đƣa ra các quyết định chính sách, quyền chủ động về ngân sách; đồng thời, đƣợc quyền kiểm
soát tất cả các công cụ có ảnh hƣởng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhất là về vấn đề chống lạm phát, hạn chế việc tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ.
Thứ hai, tăng cƣờng tái cấu trúc các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín
dụng theo yêu cầu hiện đại và bền vững theo hƣớng: đa dạng hóa sở hữu, loại hình, sản phẩm; hợp lý về quy mô, giảm nhanh số lƣợng các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, khả năng quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng thƣơng mại theo tiêu chuẩn ngày càng cao; khuyến khích những ngân hàng có điều kiện phát triển, hợp nhất, mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đủ sức cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế; thiết lập trật tự kỷ cƣơng trong việc quản lý và sử dụng ngoại hối; từng bƣớc giảm tỉ lệ cung cấp vốn cho đầu tƣ phát triển từ hệ thống ngân hàng thƣơng mại, tăng tỉ trọng huy động vốn từ thị trƣờng chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp… Phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc dƣới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các phƣơng thức huy động vốn; kiểm soát tăng trƣởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng bƣớc giảm tỷ lệ dƣ nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế giám sát, ổn định tài chính – ngân hàng. Tăng
cƣờng giám sát chuyên ngành và giám sát tổng hợp, chéo… theo yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia; quy định rõ ràng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan, đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở pháp lý và hiệu lực thực tế của các Luật Ngân sách, Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Giám sát an toàn, Luật Kinh doanh chứng khoán, bám sát vào định hƣớng chung nói trên. Đặc biệt, cần tăng cƣờng năng lực và hiệu lực của hệ thống các định chế, các quy tắc và các hoạt động giám sát an toàn tài chính các cấp, bảo vệ ngƣời gửi tiền tiết kiệm, kể cả việc tăng mức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ lợi ích ngƣời gửi tiền, giữ ổn định lƣợng tiền gửi trong các ngân hàng; đồng thời tăng các hoạt động thông tin, tuyên truyền và kiểm soát nhằm giảm thiểu các khoản đầu tƣ có tính đầu cơ cao, ngắn hạn, dễ gây các hiệu ứng tiêu cực trên thị trƣờng tài chính trong nƣớc…
Năm 2012, một mặt, một số ngân hàng và công ty tài chính tiếp tục có sự căng thẳng về thanh khoản và thu hồi nợ cũ, nhất là những khoản đã cho vay với lãi suất cao trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Nếu việc thu hồi nợ không tốt có thể còn làm gia tăng rủi ro mới gắn với sự giảm giá mạnh và trầm lắng hơn nữa thị trƣờng bất động sản, kể cả bất động sản thế chấp… Điều này đồng nghĩa với sự thiệt hại trực tiếp giảm giá trị tài sản nợ của ngân hàng và công ty đầu tƣ tài chính nào có lƣợng tài sản nhận thế chấp các khoản cho vay và đầu tƣ bằng bất động sản; mặt khác, Việt Nam có một số cơ hội thuận lợi về tài chính, nhƣ: Thị trƣờng ngoại hối chuyển biến tích cực, tỉ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế đƣợc cải thiện.
Mua bán ngoại tệ và kinh doanh vàng đƣợc kiểm soát đã có kết quả bƣớc đầu. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao, tạo đƣợc môi trƣờng hòa bình, ổn định cho phát triển đất nƣớc. Việt Nam vẫn đƣợc cộng đồng doanh nghiệp và nhiều tổ chức thế giới tin cậy vào sự ổn định và triển vọng đầu tƣ tốt cả về trung và dài hạn. Ngoài ra, về tổng thể, các nƣớc trên thế giới đang đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế của mình gắn với nhu cầu nội tại và bối cảnh mới, trong đó có cả sức ép từ biến đổi khí hậu toàn cầu… Quá trình đó tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp nhận các chuyển giao cơ cấu từ các trung tâm phát triển hơn, nhất là các cơ sở công nghiệp phụ trợ, đón bắt cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với vị thế cao hơn, tạo ra nhiều cơ hội mới về tăng tổng cung tiếp nhận các dòng vốn ngoại và những nhu cầu và cơ hội đầu tƣ mới.
Tái cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng trong thời gian tới là rất bức thiết, dù sẽ gặp nhiều khó khăn và cả rủi ro gắn với sự lựa chọn định hƣớng đầu tƣ, sản phẩm, ngành và lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và địa phƣơng theo các khía cạnh. Rủi ro từ khả năng thanh khoản kém hơn cho các khoản vay mới do giảm nguồn thu tài chính từ sự từ bỏ thị trƣờng và sở trƣờng, việc làm cũ, trong khi thị trƣờng mới và sở trƣờng mới chƣa xuất hiện ngay và sức cạnh tranh mới chƣa xác lập vững chắc. Rủi ro từ nguy cơ gia tăng nợ nần của doanh nghiệp – con nợ gắn với thiếu hụt nguồn vốn duy trì đầu tƣ cũ và cần thêm các khoản vay mới cho tái cấu trúc.
Rủi ro từ sự lạm dụng, thất thoát và tham nhũng vốn đầu tƣ mới cho những dự án đầu tƣ mới trong khuôn khổ hoặc nhân danh tái cấu trúc, nhất là khu vực đầu tƣ
công. Rủi ro từ việc lãng phí các dự án đầu tƣ dở dang theo mô hình đầu tƣ cũ… Các ngân hàng và công ty tài chính nào càng gắn với các hoạt động đầu tƣ đa ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc thì nhóm nguy cơ rủi ro loại này càng cao. Các tổ chức tín dụng và công ty tài chính trực thuộc các tập đoàn theo mô hình cũ còn đối diện với nguy cơ giảm dần quy mô, phạm vi hoạt động hoặc phải tách ra hoạt động nhƣ một tổ chức tài chính – tín dụng độc lập và chuyên nghiệp trên thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.
Thực tế cũng cho thấy, trong quá trình tái cấu trúc và đổi mới hoạt động quản lý hệ thống – ngân hàng, cần sớm thực hiện mềm hóa trần lãi suất huy động, khống chế trần lãi suất cho vay nhằm hạn chế tình trạng buôn bán vốn lòng vòng và giảm thiểu cho vay rủi ro vào lĩnh vực đầu cơ, từ đó giúp cải thiện nguồn vốn cho đầu tƣ sản xuất, cũng nhƣ giảm thiểu nguy cơ bất ổn hệ thống ngân hàng; cần sử dụng nhiều hơn các công cụ kinh tế (mua bảo hiểm tiền gửi bắt buộc ở mức cao và lũy tiến theo quy mô huy động tín dụng và sự lành mạnh của hoạt động tín dụng của ngân hàng; tăng các chế tài phạt tài chính nghiêm khắc đủ sức răn đe những vi phạm quản lý ngân hàng…) cùng với các công cụ hành chính (quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc và không chế hạn mức tín dụng…) để hƣớng ngân hàng vào các hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng trung- dài hạn đối
với NHTM
Nâng cao chất lƣợng tín dụng là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại. Việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm tăng thu nhập, tối ƣu hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro là mục tiêu cho các NHTM kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tín dụng rất phức tạp, sự vận động của vốn tín dụng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau và gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế. Để đứng vững trong nền kinh tế thị trƣờng, các NHTM phải thƣờng xuyên quan tâm đến hoạt động tín dụng, từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng để giảm thấp nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh. Để nâng cao chất lƣợng tín dụng cần tiến hành đồng bộ và nhịp nhàng một số giải pháp sau:
Xác định kịp thời nợ xấu nợ dƣới chuẩn, nhanh chóng huy động vốn tự có để bù đắp các khoản nợ này và thực hiện các biện pháp mạnh trong việc cơ cấu lại ngành ngân hàng là yếu tố thúc đẩy nhanh kinh tế nhanh hồi phục và khôi phục lại năng lực cho vay của lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng cần phải minh bạch trong việc phân loại kịp thời nợ xấu và nợ dƣới chuẩn để có các biện pháp làm sạch danh mục tín dụng và đảm bảo có đủ nguồn vốn để bù đắp các khoản lỗ.