2.2.1.1 Hoạt động cho vay – thu nợ - dƣ nợ
Trong tình hình cả nền kinh tế tăng trƣởng bị chậm lại, rủi ro cho vay tăng và đặc biệt là bị giới hạn về tăng trƣởng tín dụng thì các NHTM đã có xu hƣớng gia tăng mức lãi suất cho vay đối với khách hàng để bù đắp các rủi ro. Điều này khiến cho lợi nhuận biên từ hoạt động tín dụng khi cho vay đối với khách hàng có xu hƣớng tăng cao. Có thể nhận thấy rằng, “tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên giá trị cho vay khách hàng” của năm 2011 đều cao hơn nhiều so với năm 2010. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân lý giải cho việc lợi nhuận của hệ thống ngân hàng trong năm 2011 vẫn tiếp tục duy trì đƣợc đà tăng trƣởng.
Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4/2011 của các ngân hàng và tính toán của ngƣời viết
Trong năm 2012, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ theo hƣớng thắt chặt. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2012 dự kiến sẽ ở mức 15 – 17% nhƣng sẽ đƣợc xác định phù hợp với trạng thái hoạt động của từng ngân hàng thay vì cào bằng nhƣ trƣớc. Điều này sẽ dẫn tới việc các nhóm ngân hàng tốt sẽ đƣợc phân bổ các chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng ở mức cao hơn. Đây là cơ hội để nhóm này tiếp tục bứt phá mạnh để trở thành nhóm các ngân hàng dẫn đầu. Còn các nhóm ngân hàng nhỏ khác sẽ có chỉ tiêu thấp hơn, thậm chí, có thể có các ngân hàng sẽ khó có cơ hội đƣợc tăng trƣởng tín dụng để tập trung vào hoạt động tái cấu trúc ngân hàng.
Tuy nhiên, các rủi ro về việc nợ xấu gia tăng cũng nhƣ thanh khoản tiếp tục là mối đe doạ lớn với lợi nhuận của các ngân hàng ngay từ quý đầu tiên của năm 2012. Nợ nhóm 2 đang có xu hƣớng gia tăng, nếu các khách hàng tiếp tục chậm trả nợ đối với ngân hàng sẽ khiến cho ngân hàng buộc phải chuyển nhóm nợ. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ trích dự phòng sẽ gia tăng và lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm xuống. Tỷ lệ trích dự phòng đối với nợ nhóm 2 là 5%, nợ nhóm 3 tăng lên là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%. Thanh khoản của nhiều TCTD yếu kém cũng khiến cho các khoản vay liên ngân hàng không thể trả đƣợc cũng làm cho nhiều TCTD tiếp tục tăng các khoản chi phí trích lập dự phòng lên.
Dƣ nợ của các ngân hàng và dƣ nợ cho từng lĩnh vực sản xuất:
- Dƣ nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) đƣợc tổng hợp từ nguồn số liệu của CIC. Trong đó có 22 TCTD phi ngân hàng. Dƣ nợ đƣợc tính trong bảng 1. - Dƣ nợ cho vay chứng khoán đƣợc tính từ tổng các khoản mục vay ngắn hạn,
phải trả khác và vay dài hạn trên bảng cân đối kế toán của 24 công ty chứng khoán: SSI, AGR, SBS, HCM, BVS, VND, KLS, TLS, PHS, CTS, SHS, PSI, FPTS, AVS, HBS, VCSC, ACBS, VCBS, BSI, ABS, VPBS, SSC, SeASecurities, LVS, ngày 31/03/2011 là 27.697 tỷ đồng.
- Dƣ nợ cho vay BĐS khó tính toán vì số liệu không đầy đủ. Rất ít ngân hàng chia dƣ nợ theo cơ cấu ngành, do vậy, số liệu về dƣ nợ cho vay BĐS chúng tôi lấy từ hai nguồn: theo IMF (2010) dƣ nợ này khoảng 9 - 10% tổng dƣ nợ tức vào khoảng 233.000 tỷ đồng; theo Thy Thơ (2011), con số này là 235.000 tỷ đồng.
Bảng 1: Dƣ nợ của các ngân hàng thƣơng mại đến 31/03/2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tổ chức tín dụng Tổng dƣ nợ
37 ngân hàng thƣơng mại cổ phần 836.684
7 ngân hàng sở hữu nhà nƣớc hoặc nhà nƣớc có cổ phần chi phối (tính cả VDB và VBSP)
1.154.313
5 ngân hàng liên doanh 31.619
22 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng* 70.026
Tổng cộng 2.092.641
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ CIC (2011)
* : Bao gồm các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và Quỹ TDNDTƯ
Dƣ nợ cho vay chứng khoáng đƣợc tính từ tổng các khoản mục vay ngắn hạn, phải trả khác và vay
Với số liệu này, chúng tôi đánh giá các tác động chính sách nhƣ sau:
Thứ nhất, về khả năng thực hiện cơ cấu dƣ nợ phi sản xuất 22% đến 30/6/2011: Tổng hợp dƣ nợ của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) cổ phần, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc, ngân hàng liên doanh và các tổchức tài chính phi ngân hàng đến 31/3/2011 là 2.092.641 tỷ đồng. Nếu ƣớc tính dƣ nợ phi sản xuất 22% trên tổng dƣ nợ thì toàn hệ thống ngân hàng sẽ có thể cho vay phi sản xuất ƣớc tính là 460.381 tỷ đồng. Với số liệu cho vay chứng khoán nhƣ bảng 2 thì dƣ nợ cho vay chứng khoán chỉ chiếm 1,8% trên tổng dƣ nợ và 8,2% trên tổng dƣ nợ đƣợc phép cho vay phi sản xuất.
Bảng 2: Tỷ trọng dƣ nợ phi sản xuất Dƣ nợ phi sản xuất ƣớc tính về 22% (tỷ đồng) 460.381 Thực tế dƣ nợ vay CK đến 31/3/2011 (tỷ đổng) 37.810,4 Dƣ nợ vay BĐS ƣớc tính (tỷ đồng) 235.000 Tỷ lệ dƣ nợ vay CK trên tổng dƣ nợ 1,8% Tỷ lệ dƣ nợ vay BĐS trên tổng dƣ nợ 11,2%
Tỷ lệ dƣ nợ vay CK trên dƣ nợ phi sản xuất 8,2% Tỷ lệ dƣ nợ vay BĐS trên dƣ nợ phi sản xuất 51%
Với dƣ nợ BĐS là 235.000 tỷ đồng thì dƣ nợ BĐS chiếm 11,2% trong tổng dƣ nợ của toàn bộ TCTD và chiếm đến 51% trong tổng dƣ nợ đƣợc phép cho vay phi sản xuất.
Nhƣ vậy, về tổng thể nếu chỉ tính dƣ nợ cho vay chứng khoán và BĐS: Chỉ thị 01 không ảnh hƣởng nhiều đến sự thay đổi cơ cấu tín dụng của các NHTM vì tổng hai khoản này mới chiếm 13% tổng dƣ nợ. Tuy nhiên, tính cả các khoản cho vay tiêu dùng thì con số này không phải là không ảnh hƣởng nhiều, đặc biệt là nếu các ngân hàng có tỷ trọng cho vay tiêu dùng nhƣ bảng 3.
Bảng 3: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay theo ngành (tính đến 31/12/2010)
Ngân hàng Cho vay xây dựng Cho vay hoạt động tài chính
Phục vụ cá nhân và cộng đồng
Eximbank 6,98 1,74 35,3
MD Bank 21,42
Ocean Bank 22,3 4,9 (hoạt động
kinh doanh tài sản và dịch vụ tƣ vấn)
39,8 (cho vay khác)**
Western Bank 20,42 1,59 0,29 (nhƣng khoản
mục hoạt động dịch vụ của hộ gia đình là 40,53)**
SHB Bank 11,06 2,44 24,02
Viet A Bank 19,49 36,98 (cá nhân và
các ngành nghề khác)**
** tên các khoản mục mà các ngân hàng sử dụng trong báo cáo
Nếu nhìn vào chi tiết từng ngân hàng cụ thể thì sẽ thấy có ngân hàng tỷ lệ cho vay phi sản xuất là dƣới 22% nhƣng cũng có ngân hàng tỷ lệ cho vay này là rất cao, ví dụ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Nếu tỷ lệ dƣ nợ phi sản xuất 22% thì số dƣ cho vay phi sản xuất mà SCB đƣợc phép cho vay là 8.587,8 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính năm 2010 (SCB, 2010, trang 33) tổng dƣ nợ xây dựng và hoạt động tài
chính của SCB là 6.212 tỷ đồng; lần lƣợt chiếm tỷ trọng 16,6% và 2,13% dƣ nợ. Tổng cộng lại dƣ nợ cho vay BĐS và cho vay tài chính đã là 18,7% dƣ nợ chƣa kể dƣ nợ hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng rất lớn, đến 52,6% dƣ nợ. Với cơ cấu dƣ nợ này, SCB phải rất khó khăn mới có thể điều chỉnh về mức Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) quy định. Số liệu của một số ngân hàng khác cũng khá lớn, có thể tổng hợp nhƣ sau:
Với cơ cấu dƣ nợ phi sản xuất cao, các ngân hàng trên sẽ phải rất khó khăn để điều chỉnh dƣ nợ phi sản xuất về 22%.
Đối với các ngân hàng không có chi tiết các khoản vay theo ngành có thể kể đến Sacombank (STB). Ƣớc tính dƣ nợ phi sản xuất của Sacombank nếu chấp hành ở tỷ lệ 22% thì số dƣ đƣợc phép cho vay sẽ là 17.000 tỷ đồng. Hiện thời, Sacombank đang cho Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (SBS) vay 7.000 tỷ đồng (Bảng cân đối kế toán quý 1/2011); STB cho Sacomreal vay 3.000 tỷ đồng (bảng cân đối kế toán quý 1/2011). Vậy, chỉ riêng 2 công ty con này của Sacombank đã chiếm hết 10.000 tỷ đồng trong số 17.000 tỷ đồng Sacombank đƣợc phép cho vay phi sản xuất. Ngoài ra, Sacombank còn cho vay nhiều công ty khác và tiêu dùng cá nhân nữa. Do không có số liệu chi tiết trên thuyết minh báo cáo tài chính nên khó có thể kết luận thêm về trƣờng hợp của Sacombank.
Thứ hai, phản ứng của các ngân hàng và tác động đến thị trƣờngĐể giảm dƣ nợ về 22% thì các ngân hàng có thể có các cách: tăng tổng dƣ nợ; giảm dƣ nợ phi sản xuất; bán khế ƣớc nợ cho các ngân hàng có dƣ nợ phi sản xuất dƣới 22%. Cách thứ nhất sẽ khó thực hiện vì tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng bị khống chế 20%. Tuy nhiên, khi các ngân hàng áp dụng để tăng dƣ nợ thì sẽ đẩy mạnh huy động. Đây có lẽ là một phần nguyên nhân dẫn đến căng thẳng lãi suất huy động thời gian vừa rồi.
2.2.1.2 Thực trạng chất lƣợng tín dụng trung – dài hạn
Bằng các hình thức huy động vốn của mình, các NHTM nƣớc ta đã huy động đƣợc một số lƣợng vốn lớn để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Số lƣợng vốn huy động ngày một tăng lên chiếm 60% tổng nguồn vốn. Đây là một số trong số kết quả huy động vốn là của các Ngân hàng thƣơng mại.Theo báo cáo của chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc thành phố Hà Nội đến hết quí I/2001 tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thƣơng mại là 58.000 tỷ đồng trong đó
nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 24.000tỷ đồng (đổi ra VNĐ) chiếm tỷ trọng 41,3% tổng nguồn vốn huy động và tăng 3,3% so với cuối năm 1990; Qua đó ta thấy việc huy đông vốn bằng ngoại tệ cũng chiếm phần lớn trong tổng số vốn huy động đƣợc.
Theo cục Thống kê TP.HCM, tổng huy động trên TP.HCM cuối tháng 5/2010 ƣớc đạt 903,5 ngàn tỉ đồng, tăng 0,6% so với tháng trƣớc, tăng 11,9% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ trong tháng 3 chiếm 23,9% (đã giảm 5% so cùng kỳ) đến tháng 5 giảm thêm, chiếm 21,1%, giảm 11,7% so cùng kỳ. Ngƣợc lại, vốn huy động tiền đồng từ hơn 76% tăng lên 78,9%, tăng 20,5% so cùng kỳ.