Tái cấu trúc vốn tự có

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của hệ thống Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 45)

Mục tiêu chính của nhóm biện pháp này là phải xác định đƣợc mức vốn chủ sở hữu thực tế (sau khi đã lập dự phòng đầy đủ cho nợ dƣới chuẩn NPL và giảm giá các tài sản) của hệ thống ngân hàng. Từ đó, Chính phủ mới đƣa ra đƣợc các biện pháp cụ thể nhƣ yêu cầu các ngân hàng phát hành thêm vốn, cho vay thêm hoặc phải yêu cầu các ngân hàng có mức an toàn vốn thực tế dƣới mức tối thiểu phải sáp nhập hoặc giải thể. Nếu các ngân hàng không có đủ số vốn tối thiểu tự có sẽ khó tồn tại và khó huy động đƣợc vốn trên thị trƣờng do đƣợc coi là có mức đội rủi ro mất khả năng thanh toán cao.

Mua lại ngân hàng hay quốc hữu hóa một phần để tăng vốn

Chính phủ có thể đầu tƣ vào vốn cổ phần của các ngân hàng. Đây là giải pháp đã đƣợc thực hiện tại Mỹ và nhiều nƣớc châu Âu. Khởi đầu tại Anh, Chính phủ đã mua cổ phiếu Royal Bank of Scotland (RBS) với giá 50,5 xu/cổ phiếu và sở hữu 67% ngân hàng này. Chính phủ Anh hiện cũng sở hữu 43% ngân hàng Lloyds. Chính phủ Hà Lan hiện sở hữu Ngân hàng ABN Amro.

Tuy nhiên, việc đầu tƣ vào các ngân hàng thƣơng mại chỉ là tạm thời, chính phủ có chiến lƣợc bán lại cổ phiếu cho khối tƣ nhân khi hai ngân hàng này hồi phục (2).

Chuyển các khoản vay của NHNN sang cổ phần

Theo số liệu báo cáo, tổng các khoản NHNN cho các ngân hàng thƣơng mại vay vào thời điểm 31/12/2010 là 210 ngàn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 10 tỷ USD), nếu không tính các khoản vay cho các ngân hàng quốc doanh và bán quốc doanh thì tổng dƣ nợ cho vay là 87 ngàn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 4,3 tỷ USD).

Theo kinh nghiệm của Thái Lan năm 1998, Chính phủ Thái bắt tất cả các ngân hàng phải hạch toán đầy đủ dự phòng cho các khoản nợ xấu vào chi phí (xóa nợ hay writeoff) và qua đó giảm vốn chủ sở hữu. Khi đó, các ngân hàng có vốn chủ sở hữu

rất thấp so với trƣớc khi xóa các khoản nợ xấu. Cũng nhƣ phƣơng án mua lại ngân hàng hay quốc hữu hóa một phần để tăng vốn nhƣng điểm hay của phƣơng án này là sau khi xóa nợ thì vốn chủ sở hữu của các ngân hàng sẽ rất thấp và khi đó rất có lợi cho Chính phủ. Ví dụ nếu trƣớc khi hạch toán vốn của ngân hàng cần tái cấu trúc và 1.000 tỷ, Chính phủ góp thêm vốn 200 tỷ thì chỉ chiếm 20%. Tuy nhiên nếu nợ xấu của ngân hàng này cần xóa nợ là 800 tỷ thì vốn sau khi điều chỉnh chỉ còn 200 tỷ. Khi đó Chính phủ Thái bơm thêm 200 tỷ vào vốn điều lệ tức là đã đƣợc sở hữu 50% ngân hàng này.

Đây đã đƣợc xem là biện pháp rất cứng rắn của Chính phủ Thái Lan trƣớc sức ép của Ngân hàng Thế giới WB và Quỹ tiền Tệ Quốc tế IMF, những đơn vị tài trợ chính cho cuộc tái cấu trúc này. Nhiều ngân hàng thƣơng mại Thái đã phải tìm mọi biện pháp tự đi tìm đối tác tăng vốn thay vì sử dụng vốn của Ngân hàng Trung ƣơng Thái.

Vốn đối ứng

Chính phủ tiến hành rà soát và xác định nhóm ngân hàng "xấu" cần phải tái cấu trúc và lúc đó Chính phủ sẽ khuyến khích nhà đầu tƣ từ bên ngoài. Đây là hình thức đồng tài trợ hay đầu tƣ. Ví dụ nếu nhà đầu tƣ bỏ 1.000 tỷ vào tăng vốn cho ngân hàng nào đó gặp khó khăn thì Chính phủ cũng cam kết góp vốn thêm 1.000 tỷ để vực dậy ngân hàng này. Vốn này thƣờng đƣợc dùng từ các quỹ đặc biệt do Chính phủ lập ra để tái cấu trúc ngành.

Mở rộng hạn mức cho sở hữu nƣớc ngoài trong thời gian nhất định

Đây là biện pháp mà Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng thành công. Một số ngân hàng đƣợc tăng hạn mức cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lên mức rất cao, ví dụ 75% từ mức 30% hiện tại của Việt Nam, để nhà đầu tƣ mới có thể vào kiểm soát, chi phối và vực dậy trong khoảng thời gian 10 năm. Cổ đông nƣớc ngoài phải cam kết sau thời hạn 10 năm thì phải giảm tỷ lệ sở hữu của họ xuống mức theo luật định thông qua việc bán lại cho cổ đông trong nƣớc hoặc chỉ phát hành cho cổ đông trong nƣớc để giảm tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài. Đây là biện pháp mà Ngân hàng Nhà nƣớc có thể tính để nhằm thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong khoảng thời gian khó khăn nhất định của một nhóm ngân hàng.

Một số ý kiến cho rằng nên cho nƣớc ngoài chi phối các ngân hàng tại Việt Nam để tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu ngành ngân hàng trong nƣớc. Theo em, điều

này sẽ làm gia tăng rủi ro bị nƣớc ngoài chi phối ngành huyết mạch này của chúng ta. Nếu bị nƣớc ngoài chi phối thì hậu quả có thể sẽ vô cùng lớn chứ không phải nhƣ một số ngành khác nhƣ thức ăn chăn nuôi, một số mặt hàng nông sản vốn đã bị phía Trung Quốc chi phối.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của hệ thống Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)