Các biến phụ thuộc và biến kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP hồ chí minh (Trang 31 - 40)

3. 3– Khung đo lường tác động

3.3. 3– Phương pháp Sai biệt kép kết hợp So sánh điểm xu hướng DID-PSM

3.3.4 Các biến phụ thuộc và biến kiểm soát

Biến phụ thuộc: là chỉ số tăng trưởng doanh thu và chỉ số tăng trưởng năng suất.

Cách tính: chỉ số tăng trưởng doanh thu

Là tỷ lệ phần % giữa hiệu doanh thu kỳ sau và doanh thu kỳ trước trên doanh thu kỳ trước.

𝑇ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2013 =𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2013 − 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2011

𝑇ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2015 =𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2015 − 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2013

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2013 𝑥100% (3.11)

Ý nghĩa: Chỉ số phản ánh mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp kỳ sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với doanh thu của doanh nghiệp kỳ trước. Chỉ số càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp SXKD càng hiệu quả và ngược lại.

Cách tính: chỉ số tăng trưởng năng suất.

Là tỷ lệ phần % giữa hiệu của năng suất kỳ sau và năng suất kỳ trước chia cho năng suất kỳ trước.

𝑇ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưỏ𝑛𝑔 𝑛ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2013 =𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2013 − 𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2011

𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2011 𝑥100% (3.12)

𝑇ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑛ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2015 =𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2015 − 𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2013

𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2013 𝑥100% (3.13) Trong đó:

Có khá nhiều định nghĩa về năng suất dựa trên những góc độ và quan điểm khác nhau. Nhà kinh tế học Adam Smith (1723 – 1790) là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ năng suất (productivity) vào năm 1776, trong một bài báo nói về hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và khả năng sản xuất của lao động. Khái niệm năng suất dần thay đổi, mở rộng theo thời gian và theo sự phát triển của quản lý sản xuất. Tangen (2005), đã tổng kết định nghĩa năng suất của nhiều nhà nghiên cứu và kết luận: năng suất là một thuật ngữ có nghĩa rộng, ý nghĩa của nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào phạm vi sử dụng.

Trong bài viết này, tôi sử dụng định nghĩa năng suất được nhiều người thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất: năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào. Năng suất phản ánh khả năng sản xuất của một doanh nghiệp.

Áp dụng cho cách tính, năng suất là tỷ lệ giữa tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh trong năm của doanh nghiệp chia (:) cho tổng lao động làm tồn thời gian, tính bằng %. Chỉ tiêu phản ánh mức doanh thu do doanh nghiệp tạo ra trong một năm gấp bao

nhiêu lần so với số lao động mà doanh nghiệp hiện đang có. Hiệu suất (số lần) càng cao, doanh nghiệp sử dụng lao động càng hiệu quả.

Ngoài dữ liệu năm 2013 và 2015, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 2 chỉ số là Doanh thu và Tổng số lao động năm 2011 để tính chỉ số đầu kỳ là Năng suất 2011.

𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2011 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2011 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 2011 (3.14) 𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2013 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2013 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 2013 (3.15) 𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 2015 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 2015 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 2015 (3.16)

Ý nghĩa: Chỉ số phản ánh mức độ tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp kỳ sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năng suất của doanh nghiệp kỳ trước.

Bảng 3.1: Mơ tả biến phụ thuộc trong mơ hình

STT Tên biến Định nghĩa Đơn vị Dấu kỳ vọng

1 G_Revenue Biến tăng trưởng doanh thu % +

2 G_Productivity Biến tăng trưởng năng suất % +

Nguồn: Lựa chọn của tác giả

Các biến kiểm soát: việc lựa chọn biến kiểm soát rất quan trọng trong phương

pháp hồi quy DID và PSM, đặc biệt PSM sẽ cho sai số nếu các biến đồng thời quyết định tình trạng tham gia khơng được đưa vào phương trình tham gia vì dữ liệu chất lượng thấp hay thiếu đối với nơi chương trình được triển khai. Do chưa có hướng dẫn về cách chọn các biến số kiểm soát bằng kiểm định thống kê nên các đặc tính quan sát được có vai trị quyết định tình trạng tham gia thường được xác định dựa trên dữ liệu và tùy thuộc vào hoàn cảnh (Khandker và cộng sự, 2010).

Dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm liên quan, nghiên cứu này sẽ chọn các biến kiểm soát là những đặc điểm quan sát được của các doanh nghiệp để đưa vào mơ hình phân tích mức độ ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp. Các biến kiểm soát gồm 8 biến đặc điểm của doanh nghiệp được mơ tả dưới đây:

1. Loại hình doanh nghiệp:

Biến này là biến phân loại theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp tương tự như Tổng cục Thống kê (2014; 2015b). Trong bộ dữ liệu điều tra DNNVV tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những doanh nghiệp khơng có vốn của nhà nước, cả cấp Trung ương hoặc địa phương. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp được thành lập từ nguồn vốn tư nhân trong nước, nguồn vốn đó có thể được sở hữu bởi một cá nhân hay một nhóm người. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức được tập trung trong nghiên cứu này gồm: doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần khơng có vốn của Nhà nước. Dữ liệu cũng bao gồm cả đối tượng là các hộ kinh doanh, những cơ sở kinh doanh được định nghĩa là tổ chức kinh tế do tư nhân sở hữu và không đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh tại một địa chỉ xác định và có ít nhất một lao động làm việc toàn thời gian (GSO 2015b).

2. Lĩnh vực hoạt động:

Biến này là biến định tính nhằm phân loại nhóm ngành của doanh nghiệp căn cứ vào ngành sản xuất kinh doanh chính của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ được phân vào một ngành kinh tế duy nhất - là ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị sản xuất trong doanh nghiệp, hoặc là ngành sản xuất kinh doanh theo thiết kế khi xây dựng doanh nghiệp, là ngành quyết định phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mã ngành được xác định dựa trên mã phân ngành quốc tế (ISIC).

3. Vốn của doanh nghiệp:

Biến này là số ngun khơng âm cho biết tồn bộ số vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Nguồn vốn gồm:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong cơng ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên.

+ Nợ phải trả: Là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm nợ tiền vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vaynước ngoài), các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, tiền phụ cấp...) và các khoản phải trả khác.

Nghiên cứu này dự kiến vốn của doanh nghiệp càng lớn thì tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.

Trong mơ hình hồi quy, biến vốn được logarithm và được đo lường bằng đơn vị điểm % vốn, chỉ số này có giá trị lớn thì kỳ vọng tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.

4. Số lao động của doanh nghiệp:

Biến này là số ngun khơng âm cho biết tồn bộ số lao động làm việc toàn thời gian do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công.

Với các doanh nghiệp tư nhân thì những người là thành viên trong gia đình có tham gia quản lý sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất, nhưng không nhận tiền lương, tiền công - thu nhập của họ là thu nhập hỗn hợp, bao gồm cả lãi kinh doanh - cũng được tính là lao động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu này dự kiến doanh nghiệp sử dụng số lao động càng lớn thì tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.

Trong mơ hình hồi quy, biến vốn được logarithm và được đo lường bằng đơn vị điểm % vốn, chỉ số này có giá trị lớn thì kỳ vọng tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.

5. Quy mô của doanh nghiệp:

Biến này là biến phân loại quy mơ của doanh nghiệp dựa trên Tiêu chí xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số: 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ.

Phân loại quy mơ doanh nghiệp theo định nghĩa mà Ngân hàng Thế giới hiện đang áp dụng. Phòng DNNVV của Ngân hàng Thế giới đang hoạt động dựa trên cơ sở 3 nhóm doanh nghiệp gồm siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có

khơng q 10 lao động, các doanh nghiệp có từ trên 10 đến 50 lao động và các doanh nghiệp quy mô vừa với từ trên 50 đến 300 lao động, trong khi đó doanh nghiệp có trên 300 lao động thuộc nhóm có quy mơ lớn. Phân nhóm quy mơ dựa trên số lao động toàn thời gian, lao động bán thời gian và lao động thời vụ. Định nghĩa này được Chính phủ Việt Nam thừa nhận và sử dụng bắt đầu từ khi ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về “Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa” và sau đó là Nghị định số 56/2009/NĐ-CP cũng nêu rõ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Phân loại quy mô doanh nghiệp dựa trên số lao động và vốn

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp

siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người

Nguồn: phân loại theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP

Nghiên cứu này dự kiến quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.

6. Tình trạng sở hữu:

Biến nhị phân với giá trị 0 là một chủ sở hữu, 1 là có từ 2 chủ sở hữu trở lên. Nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu có tác động như thế nào đến tăng trưởng khi nhận hỗ trợ từ chính sách.

Biến nhị phân với giá trị 0 là doanh nghiệp SXKD 1 loại sản phẩm, 1 là doanh nghiệp SXKD từ 2 sản phẩm trở lên. Một doanh nghiệp được xác định là đa dạng hóa nếu doanh nghiệp đó sản xuất từ 2 loại sản phẩm trở lên phân theo ngành cấp 4 (4 digit ISIC). Đa dạng hóa trong sản xuất có thể giúp doanh nghiệp hạn chế tổn thương từ các cú sốc, và vì vậy tăng khả năng sống sót của mình.

Nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm có tác động như thế nào đến tăng trưởng khi nhận hỗ trợ từ chính sách.

8. Tình trạng xuất khẩu:

Biến nhị phân với giá trị 0 là doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm trong nước, 1 là doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

Nghiên cứu này dự kiến doanh nghiệp có xuất khẩu sản phẩm ra nước ngồi thì tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.

Bảng 3.3: Mô tả các biến độc lập trong mơ hình

STT Tên biến Định nghĩa Đơn vị Kỳ vọng

1 H Biến giả về tình trạng tham gia chính sách

= 0. là DN không nhận hỗ trợ tài chính (khơng tham gia chính sách)

= 1. là DN có nhận hỗ trợ tài chính (tham gia chính sách)

2 time Biến giả về thời gian = 0: nếu là năm 2013 – trước khi có can thiệp

= 1: nếu là năm 2015 – sau khi có can thiệp

3 H*time Biến tương tác giữa tham gia chính sách của DN và thời gian, hệ số ước lượng của biến này trong phương pháp DID chính là tác động của việc nhận hỗ trợ tài chính đối với chỉ số tăng trưởng

Điểm % +

4 F_Legal Loại hình doanh nghiệp

5 F_Sector Nhóm ngành SXKD của doanh nghiệp

Vốn (đơn vị Triệu VNĐ)

7 F_lnLabour Logatithm của biến Lao động (đơn vị Người)

Điểm % Lao động +

8 F_Size Quy mô doanh nghiệp = 0: DN có quy mơ siêu nhỏ

= 1: DN có quy mơ nhỏ = 2: DN có quy mơ vừa

+ 9 F_Owners Tình trạng sở hữu doanh nghiệp = 0: DN có 1 chủ sở hữu = 1: DN có từ 2 chủ sở hữu trở lên +/- 10 F_Diver Tình trạng đa dạng sản phẩm của doanh nghiệp

= 0: là DN SXKD 1 loại sản phẩm = 1: là DN SXKD từ 2 loại sản phẩm trở lên +/- 11 F_Export Tình trạng sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp = 0: là DN chỉ bán sản phẩm trong nước = 1: là DN xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài +

Nguồn: Lựa chọn của tác giả

3.4 – Dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng mẫu dữ liệu có sẵn từ cuộc khảo sát DNNVV tại Việt Nam được thu thập năm 2013 và 2015.

Bộ dữ liệu SMEs (Small and Medium Enterprise Survey) là bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Bộ dữ liệu SMEs thực hiện khảo sát các DNNVV lần đầu tiên vào năm 2002 và thực hiện liên tục 2 năm một lần từ năm 2005 cho đến nay. Tất cả đều được tổng hợp dưới định dạng Stata. Đây sẽ là tài nguyên hữu ích để tìm hiểu và đánh giá về thành phần kinh tế năng động nhất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Dự án điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thực hiện khảo sát 2.500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của 10 tỉnh thành ở Việt Nam gồm: Hà Nội (bao gồm Hà Tây), Hải Phịng, Tp. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Các thành phần chính của bộ dữ liệu này bao gồm ba phần: (i) một bảng câu hỏi dành cho doanh nghiệp; (ii) một bảng câu hỏi dành cho nhân viên; và (iii) một bảng hỏi về tài khoản kinh tế.

Dữ liệu thu thập được dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với chủ sở hữu/ quản lý và nhân viên công ty và thường được thu thập trong các tháng 6, 7, 8. Các doanh nghiệp được khảo sát được phân phối trên khoảng 18 ngành như: chế biến thực phẩm, sản phẩm kim loại giả, và sản xuất sản phẩm gỗ. Các doanh nghiệp nhỏ được phân loại theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới hiện nay, với các doanh nghiệp nhỏ có tối đa 10 nhân viên, doanh nghiệp quy mơ nhỏ có tới 50 nhân viên, doanh nghiệp nhỏ và vừa lên tới 300 người, và các doanh nghiệp lớn có hơn 300 nhân viên.

Các điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đã được tiến hành 7 lần, gần đây nhất là các năm 2011, 2013 và 2015. Cuộc khảo sát đã được tiến hành dưới sự hợp tác giữa ba đối tác: Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và đầu tư của Việt Nam (Bộ KH & ĐT); Viện Khoa học Lao động và Xã hội giao (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA); và Phát triển Kinh tế Research Group (DERG) của Đại học Copenhagen. Các cuộc khảo sát đã được tài trợ bởi Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam trong Chương trình Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp (BSPS). Các vấn đề liên quan đến phát triển DNNVV vẫn ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam và thách thức mới đang nổi lên liên tục có nhu cầu phân tích.

Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP hồ chí minh (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)