3. 3– Khung đo lường tác động
3.3.2 Phương pháp Sai biệt kép DID
Theo Khandker và cộng sự (2010), "Phương pháp DID đang ngày càng được sử dụng rộng rộng rãi trong các nghiên cứu phân tích tác động của chương trình hay chính sách". Để đánh giá dự án bằng phương pháp DID cần phải có dữ liệu bảng, tức là dữ liệu vừa theo thời gian vừa theo không gian của tập hợp nhiều quan sát khác nhau. Phương pháp DID sẽ chia các đối tượng quan sát thành hai nhóm là nhóm can thiệp và nhóm đối chứng.
Sai biệt bình qn trong kết quả của nhóm đối tượng tham gia và không tham gia trong đầu kỳ và cuối kỳ sẽ cho kết quả tác động theo DID. Cần chú ý rằng trong phương pháp DID, các đặc điểm không quan sát được làm nảy sinh cách biệt giữa các kết quả đối chứng đo đạc được và kết quả phản thực thực tế được giả định là không đổi theo thời gian, với điều kiện chênh lệch giữa hai xu hướng là như nhau trong thời kỳ.
Để đánh giá tác động của dự án cần có dữ liệu bảng. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với mơ hình hồi quy Pool-OLS (Khandker và cộng sự, 2010), mơ hình này giúp ta tính được ATTDID bằng bằng cách chạy hồi quy OLS sau đây:
𝑌𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝛾𝐻𝑖𝑡 + 𝛼1 ∗ 𝑡𝑖𝑚𝑒 + 𝛼2∗ (𝐻𝑖𝑡 ∗ 𝑡𝑖𝑚𝑒) + ∑ 𝛽𝑘 𝑘𝑋𝑖𝑡 + 𝑢𝑖𝑡 (3.7)
Trong đó:
• Gọi Y là đầu ra của chính sách đang cần đánh giá tác động, trong nghiên
cứu này là chỉ số tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp.
• H là biến giả về tình trạng tham gia, H=1 là doanh nghiệp thuộc nhóm can thiệp (có tham gia chính sách) và H=0 là doanh nghiệp thuộc nhóm đối chứng (khơng tham gia chính sách).
• time là biến giả về thời gian: time = 1 là sau khi có can thiệp và time = 0 là trước khi có can thiệp của chính sách.
• H * time là biến tương tác của hai biến giả H và time.
• X là véc-tơ các biến kiểm soát gồm các đặc điểm của doanh nghiệp
Cuối cùng, ta sẽ có ước lượng tác động của can thiệp chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp theo phương pháp Sai biệt kép. Ý tưởng này được thể hiện bằng biểu thức dưới đây:
) 0 | ( ) 1 | ( 1− 0 = − 1− 0 = = i i i i i i DD E Y Y T E Y Y T ATT (3.8)