Chỉ số ATT
PSM DID DID-PSM
G_Productivity/ TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT -0.009** +0.003 +0.004
Ghi chú:
(i) Mức ý nghĩa *p<0.10, **p<0.50, ***p<0.01
(ii) NPSM=457 doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2015 và NDID=NDID-PSM=356 doanh nghiệp tham gia 2 đợt khảo sát, có tuỳ chọn ROBUST
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu
Nhìn vào các kết quả này cho thấy chính sách hỗ trợ tài chính chưa cải thiện được tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp tham gia.
4.3 – Kiểm định độ tin cậy của các kết quả
4.3.1 – Xác định vùng hỗ trợ chung và kiểm tra điều kiện cân bằng
Nghiên cứu đã sử dụng lệnh Stata "pscore" của Becker và Ichino để kiểm tra điều kiện cân bằng và sự tồn tại của vùng hỗ trợ chung trong phương pháp PSM.
Đối với bộ số liệu doanh nghiệp được điều tra năm 2015, kết quả kiểm tra cho thấy tồn tại khu vực hỗ trợ chung với điểm xu hướng trong đoạn [.0131, .2834], số lượng khối cuối cùng là 2, cả 8 biến thuộc tính cân bằng được thỏa mãn (xem Hình 4.1), vùng hỗ trợ chung có 302 quan sát để tính tốn PSM.
Hình 4.1: Phân bố điểm xu hướng phương pháp PSM – dữ liệu năm 2015 Nguồn: tổng hợp của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu
0 10 20 30 40 D e n si ty 0 .1 .2 .3 .4
Đối với bộ số liệu doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm 2013 và 2015, kết quả kiểm tra cho thấy tồn tại khu vực hỗ trợ chung với điểm xu hướng trong đoạn [.0141, .2473], số lượng khối cuối cùng là 2, cả 8 biến thuộc tính cân bằng được thỏa mãn (xem Hình 4.2), vùng hỗ trợ chung có 274 quan sát để tính tốn PSM.
Hình 4.2: Phân bố điểm xu hướng phương pháp PSM – dữ liệu năm 2013-2015 Nguồn: tổng hợp của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu
4.3.2 – Kiểm tra tác động của chính sách với các kỹ thuật và dữ liệu
Nghiên cứu thực hiện hồi quy PSM, DID và DID-PSM với các tùy chọn và dữ liệu khác nhau để kiểm tra độ tin cậy của kết quả hồi quy. Với PSM, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu 457 doanh nghiệp năm 2015 với các biến giải thích của năm 2015 (trường hợp A), sau đó nghiên cứu tiếp tục sử dụng bộ dữ liệu 356 doanh nghiệp tham gia cả 2 đợt khảo sát, với biến giải thích của năm 2013 (trường hợp B) để so sánh kết quả với nhau. Tiếp theo, nghiên cứu so sánh với phương pháp DID (trường hợp C) và DID-PSM (trường hợp D) sử dụng dữ liệu bảng của 356 doanh nghiệp tham gia cả 2 đợt khảo sát 2013 và 2015, nhằm củng cố thêm các kết quả đã quan sát được từ phương pháp PSM. Kết quả thu được từ việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật và bộ dữ liệu khác nhau được trình bày trong Bảng 4.9.
0 10 20 30 40 D e n si ty 0 .1 .2 .3 .4