STT Tên biến Định nghĩa Đơn vị Kỳ vọng
1 H Biến giả về tình trạng tham gia chính sách
= 0. là DN không nhận hỗ trợ tài chính (khơng tham gia chính sách)
= 1. là DN có nhận hỗ trợ tài chính (tham gia chính sách)
2 time Biến giả về thời gian = 0: nếu là năm 2013 – trước khi có can thiệp
= 1: nếu là năm 2015 – sau khi có can thiệp
3 H*time Biến tương tác giữa tham gia chính sách của DN và thời gian, hệ số ước lượng của biến này trong phương pháp DID chính là tác động của việc nhận hỗ trợ tài chính đối với chỉ số tăng trưởng
Điểm % +
4 F_Legal Loại hình doanh nghiệp
5 F_Sector Nhóm ngành SXKD của doanh nghiệp
Vốn (đơn vị Triệu VNĐ)
7 F_lnLabour Logatithm của biến Lao động (đơn vị Người)
Điểm % Lao động +
8 F_Size Quy mô doanh nghiệp = 0: DN có quy mơ siêu nhỏ
= 1: DN có quy mơ nhỏ = 2: DN có quy mơ vừa
+ 9 F_Owners Tình trạng sở hữu doanh nghiệp = 0: DN có 1 chủ sở hữu = 1: DN có từ 2 chủ sở hữu trở lên +/- 10 F_Diver Tình trạng đa dạng sản phẩm của doanh nghiệp
= 0: là DN SXKD 1 loại sản phẩm = 1: là DN SXKD từ 2 loại sản phẩm trở lên +/- 11 F_Export Tình trạng sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp = 0: là DN chỉ bán sản phẩm trong nước = 1: là DN xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài +
Nguồn: Lựa chọn của tác giả
3.4 – Dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng mẫu dữ liệu có sẵn từ cuộc khảo sát DNNVV tại Việt Nam được thu thập năm 2013 và 2015.
Bộ dữ liệu SMEs (Small and Medium Enterprise Survey) là bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Bộ dữ liệu SMEs thực hiện khảo sát các DNNVV lần đầu tiên vào năm 2002 và thực hiện liên tục 2 năm một lần từ năm 2005 cho đến nay. Tất cả đều được tổng hợp dưới định dạng Stata. Đây sẽ là tài nguyên hữu ích để tìm hiểu và đánh giá về thành phần kinh tế năng động nhất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Dự án điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thực hiện khảo sát 2.500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của 10 tỉnh thành ở Việt Nam gồm: Hà Nội (bao gồm Hà Tây), Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Các thành phần chính của bộ dữ liệu này bao gồm ba phần: (i) một bảng câu hỏi dành cho doanh nghiệp; (ii) một bảng câu hỏi dành cho nhân viên; và (iii) một bảng hỏi về tài khoản kinh tế.
Dữ liệu thu thập được dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với chủ sở hữu/ quản lý và nhân viên công ty và thường được thu thập trong các tháng 6, 7, 8. Các doanh nghiệp được khảo sát được phân phối trên khoảng 18 ngành như: chế biến thực phẩm, sản phẩm kim loại giả, và sản xuất sản phẩm gỗ. Các doanh nghiệp nhỏ được phân loại theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới hiện nay, với các doanh nghiệp nhỏ có tối đa 10 nhân viên, doanh nghiệp quy mơ nhỏ có tới 50 nhân viên, doanh nghiệp nhỏ và vừa lên tới 300 người, và các doanh nghiệp lớn có hơn 300 nhân viên.
Các điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đã được tiến hành 7 lần, gần đây nhất là các năm 2011, 2013 và 2015. Cuộc khảo sát đã được tiến hành dưới sự hợp tác giữa ba đối tác: Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và đầu tư của Việt Nam (Bộ KH & ĐT); Viện Khoa học Lao động và Xã hội giao (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA); và Phát triển Kinh tế Research Group (DERG) của Đại học Copenhagen. Các cuộc khảo sát đã được tài trợ bởi Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam trong Chương trình Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp (BSPS). Các vấn đề liên quan đến phát triển DNNVV vẫn ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam và thách thức mới đang nổi lên liên tục có nhu cầu phân tích.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã vận dụng lý thuyết về đánh giá tác động dự án theo phương pháp "thí nghiệm tự nhiên" và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ở chương 2 để xây dựng khung phân tích đánh giá tác động chính sách dựa vào chỉ số tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp và áp dụng theo phương pháp PSM, DID và DID-PSM. Phần cuối của chương 3 mô tả sơ lược về bộ dữ liệu điều tra DNNVV. Khung phân tích đánh giá tác động chính sách và dữ liệu điều tra DNNVV này sẽ làm cơ sở để hiện thực hóa khung phân tích được trình bày ở Chương 4 bằng phần mềm Stata để tính tốn tác động chính sách và kết quả nhận được.
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 trình bày các kết quả của nghiên cứu gồm: tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất của DNNVV tại Tp. HCM; kiểm tra sự tin cậy của kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh điểm xu hướng (PSM), khác biệt kép (DID) và khác biệt kép kết hợp so sánh điểm xu hướng (DID-PSM). Ở cuối mỗi phần trình bày về kết quả tính tốn, nghiên cứu có thêm những nhận xét, bình luận và lý giải những số liệu nhận được.
4.1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu
4.1.1 – Tổng quan về chính sách hỗ trợ tài chính
Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2015, khoảng 97% trong tổng số trên 800.000 doanh nghiệp trên cả nước là DNNVV, riêng TP. Hồ Chí Minh có gần 152.000 doanh nghiệp chiếm gần 20%.
Các DN này khơng chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm đặc biệt là nguồn lao động chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội…
Tuy có một vai trị quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nhưng hầu hết các DNNVV đang rất khó khăn về tài chính, cơng nghệ hạn chế, thiếu các thơng tin về thị trường. Các DNNVV thiếu vốn sản xuất - kinh doanh, chủ yếu dựa vào vốn tự có. Tín dụng cho các DNNVV tăng trưởng rất chậm, chỉ có khoảng 30% DNNVV có thể tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại.
Để giải quyết khó khăn cho các DN, trong thời gian qua, TP. HCM đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ: tiếp cận các nguồn lực (tài chính, cơng nghệ, khởi nghiệp…) theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Ngồi ra, TP. HCM cịn có chương trình kích cầu hỗ trợ lãi vay cho những DN hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xử lý mơi trường ví dụ như Chương trình kích cầu theo Quyết định 33 và Quyết định 38 của UBND TP. HCM.
Hơn 80% các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV khơng có kết quả để đánh giá hiệu quả, thậm chí có chương trình khơng thể đánh giá được mức độ tham
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP. Hồ Chí Minh được xem là một trong những tỉnh thành có các chương trình hoạt động tích cực nhất trên cả nước nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Theo sở công thương Tp, HCM, trong những năm qua, không nhiều DN được hỗ trợ bởi những chương trình nói trên.
Ngun nhân là do hoạt động trợ giúp DNNVV chưa có trọng tâm, trình tự, thủ tục để thụ hưởng các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước cịn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các DN trong việc tiếp cận.
4.1.2 – Đối tượng đánh giá tác động
Đặc điểm của mẫu điều tra là được phân tầng theo hình thức sở hữu ở tất cả các địa bàn được điều tra nhằm đảm bảo mẫu sẽ bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc các hình thức pháp lý khác nhau trong khu vực ngoài nhà nước: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh/hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Bảng 4.1 cho thấy số lượng doanh nghiệp được điều tra phân theo hình thức pháp lý. Đối với số liệu tính tốn doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm 2013 và 2015 thì tỷ lệ lớn nhất trong mẫu là các hộ kinh doanh (chiếm 53.99%) và công ty TNHH (chiếm 34.55%). Theo dữ liệu của tổng điều tra thì khu vực này chiếm khoảng 88.54% trong tổng mẫu, điều này cho thấy đây là nhóm chính của cuộc điều tra này. Số liệu cũng cho thấy số lượng doanh nghiệp can thiệp ngẫu nhiên cũng nằm trong loại hình hộ kinh doanh là 4 (chiếm 2.08%) và công ty TNHH là 7 (chiếm 5.69%). Đối với loại hình cơng ty hợp danh là 1 (chiếm 12.5%) và công ty cổ phần là 1 (chiếm 16.66%).
Tương tự, số liệu tính tốn doanh nghiệp điều tra năm 2015 thì tỷ lệ lớn nhất trong mẫu là các hộ kinh doanh (chiếm 52.08%) và công ty TNHH (chiếm 36.98%). Theo dữ liệu của tổng điều tra thì khu vực này chiếm khoảng 89.06% trong tổng mẫu, điều này cho thấy đây là nhóm chính của cuộc điều tra này. Số liệu cũng cho thấy số lượng doanh nghiệp can thiệp ngẫu nhiên cũng nằm trong loại hình hộ kinh
doanh là 4 (chiếm 1.68%) và công ty TNHH là 11 (chiếm 6.50%). Đối với loại hình cơng ty hợp danh là 1 (chiếm 12.5%) và công ty cổ phẩn là 1 (chiếm 12.5%).